Cây hồng môn để bàn

Cây Hồng Môn Để Bàn tượng trưng cho tình yêu và lòng hiếu khách, cây phù hợp để bày phòng khách, quầy lễ tân, nơi nhiều người thường xuyên qua lại, hoặc để trang trí nội thất đều rất hợp.

Cây Hồng Môn Chậu Sứ Trụ Tròn

270.000đ
(Đã bán 14 trong 30 ngày)

Cây Hồng Môn Chậu Sơn Vuông Đỏ

300.000đ
(Đã bán 1 trong 30 ngày)

Cây Hồng Môn Chậu Sơn Tròn Bầu trắng

300.000đ
(Đã bán 3 trong 30 ngày)

Cây Hồng Môn Chậu Gốm Sứ Vành Nghiêng Vẽ

270.000đ
(Đã bán 3 trong 30 ngày)

Cây Hồng Môn Chậu Sứ Tròn Bầu

300.000đ
(Đã bán 4 trong 30 ngày)

Cây Hồng Môn Chậu Cát Đan Nhỏ

300.000đ
(Đã bán 5 trong 30 ngày)

Cây Hồng Môn Chậu Sơn Tròn Bầu Đỏ

300.000đ
(Đã bán 3 trong 30 ngày)

Cây hồng môn dễ trồng và chăm sóc nên rất thích hợp dùng làm cây cảnh trong nhà ở chốn văn phòng, nhà ở, nơi có không gian kín. Cây hồng môn để bàn không cần kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần tuân thủ một số hướng dẫn đơn giản là đã có thể giữ cho cây xanh luôn xanh tốt, ra hoa đều, màu sắc rực rỡ.

 

Hay tham khảo bài viết dưới đây để cùng HATA LANDSCAPE giải đáp những câu hỏi của bạn về loại cây này nhé! 

1.    Đặc điểm của cây hồng môn

Cây Hồng Môn là loài cây sống lâu năm, thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá có phiến xanh hình tim, lá non có màu nhạt hơn, rộng từ 9–15 cm và dài từ 18–30 cm. Cuống lá hình ống trụ, có thể dài tới 30–40 cm. 

 

Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc, màu hồng, cam. Hoa tự thường có màu vàng, đính trên mo hoa. Trên mỗi hoa tự có đính nhiều hoa nhỏ. Hoa của cây Hồng môn thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc. 

 

Hoa Hồng môn có nhiều màu sắc như đỏ hoặc trắng, cũng bởi thế mà người ta đặt tên cho cây Hồng môn theo màu sắc hoa: cây Hồng môn đỏ và cây Hồng môn trắng. 

Hồng môn là loại thực vật có môi trường sống phong phú. Chúng ta có thể trồng chúng trên đất và cũng có thể trồng thủy sinh. Với mỗi cách trồng sẽ có những điểm nổi bật và lưu ý nhỏ mà phần dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. 

 

 Cây hồng môn để bàn

2.    Tác dụng của cây hồng môn

Cây hồng môn không chỉ có vẻ đẹp được ưa thích dùng làm trang trí mà còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Lá hồng môn có khả năng hấp thụ xylene, benzene, formaldehyde là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư.

 

Đây chính là cây cảnh phù hợp với không gian văn phòng hiện đại ngày nay. Cây giúp điều hòa không khí, giúp làm giảm những khí thải độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người từ những thiết bị điện tử. 

 

Những bông hoa hồng môn đỏ rực rỡ thể hiện cho ý chí và khát vọng của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Chính vì vậy, cây rất được giới văn phòng đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích dùng làm đồ trang trí trên bàn làm việc, văn phòng…

 

Cây còn được ưu ái lựa chọn làm quà tặng người thân, bạn bè, đối tác, hay người yêu thương của mình…  bởi nó có ý nghĩa tượng trưng cho lòng hiếu khách. Cây đặc biệt thích hợp dùng làm quà tặng trong những dịp sinh nhật, khai trương, tân gia, thăng chức….với mong muốn người nhận được may mắn, hạnh phúc.

 

Cây hồng môn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt nên rất lành với tất cả mọi người nhưng cây hợp nhất với những người thuộc mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Cây mang ý nghĩa đem lại may mắn, sự hạnh phúc cho người sở hữu.

 

 

 tác dụng của cây hồng môn

3.    Cây hồng môn có độc không? Có nên trồng cây hồng môn?

“Cây hồng môn có độc không” là nỗi băn khoăn của nhiều gia chủ khi lựa chọn hồng môn về trang trí nhà cửa, làm cảnh. Tuy là loài cây đẹp với nhiều ý nghĩa đặc biệt, nhưng tất cả các bộ phận của cây hồng môn đều có độc, chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi. 

 

Nếu bạn nhai bất kỳ phần nào của cây đều có thể dẫn đến đau rát môi, miệng, lưỡi và cổ họng. Đôi khi các phản ứng viêm cấp tính bao gồm phồng rộp và sưng các mô có thể xảy ra, nhưng không đủ để ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta. 

 

Vì vậy, nếu nhà có trẻ nhỏ thì chúng tôi khuyên bạn cân nhắc việc trồng loại cây này vì bàn là việc hay kệ sách đều là những nơi trẻ con có thể với tới.

 cây hồng môn có độc không

4.    Cây hồng môn phong thủy

 

a)    Ý nghĩa cây hồng môn

Giống như một số loại cây cảnh để bàn khác, Hồng Môn là loại cây phong thủy đại diện cho may mắn, thịnh vượng, cầu phú quý, cầu bình an cho gia chủ sở hữu chúng.

Sức sống bền bỉ, khả năng vươn lên trước mọi mọi trường cực tốt giúp cây có được nguồn năng lượng tích cực đó. 

 

Những bông hoa màu đỏ sặc sỡ còn có khả năng thu hút vượng khí, xua đuổi tà khí để không gian của bạn luôn có được nguồn năng lượng tích cực. 

Trong phong thủy, hoa hồng môn mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Rất phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ.

 

Hồng môn khi ra hoa mang lại nhiều ý nghĩa bất ngờ: 

Xét về màu sắc, màu hoa đỏ đem lại sự nồng ấm, nhiệt tình, màu xanh của lá chính là màu hy vọng. Màu sắc đỏ tươi, hồng hay trắng của loài hoa này bổ trợ nhiệt huyết, đam mê giúp cho gia chủ mệnh Hỏa có thể vượt qua khó khăn,  nhanh chóng tiến tới thành công. 

 

Hoa hồng môn có sự biến chuyển màu sắc từ đỏ, cam đến màu cam nhạt chính là đại diện cho vòng đời của con người từ lúc sinh ra, trưởng thành, già cỗi và mất đi.

 

Hoa của loài cây này có hình trái tim nên dù cho có màu sắc gì thì vẫn là biểu tượng cho một tình yêu thương bền vững. 

 

Hiện nay, cây được trồng làm cây để bàn, trang trí trong nhà, phòng khách, văn phòng làm việc,…

 

b)    Cây hồng môn hợp với mệnh gì?

Theo các chuyên gia, cây này rất hợp với người mệnh Hỏa, là những người mang tính cách nhiệt tình, hào phóng.

 

Tuy nhiên, đôi khi vì nóng nảy, hiếu chiến, lại thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán nên sẽ gặp nhiều trở ngại trong công việc. Vì giỏi kiếm tiền nên họ cũng tiêu xài hoang phí, dẫn đến tài sản khó tích lũy được nhiều. Mệnh Hoả nên trồng một chậu Hồng Môn trang trí trong nhà, góc phòng đọc sách hay bàn làm việc, sẽ mang đến nhiều may mắn.

 

Bên cạnh đó, người mệnh Thổ cung rất phù hợp trồng cây này, giúp mang đến tài lộc và may mắn.

Tuy nhiên, nếu bạn không phải người mệnh Hỏa hay Thổ thì hãy yên tâm vì chúng có thể tương hợp với 4 mệnh còn lại là Kim – Mộc – Thủy trong ngũ hành. Tương hợp ắt tương sinh, công danh, gia đạo sự nghiệp của bạn cũng nhờ đó mà thăng tiến không thua kém những người khác đâu nhé.

 

 

c)    Cây hồng môn hợp với tuổi nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, cây hồng môn phù hợp nhất với người mệnh Hỏa. Những người mang mệnh Hỏa sinh nhằm vào các năm :

Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987)

Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995)

Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009)

Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017)

Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965)

Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979)

 
cây hồng môn phong thủy

 

5.    Nên trồng cây hồng môn ở đâu?

Cây hồng môn là loại cây ưa ẩm và ưa ánh sáng, do đó, ngay cả khi trồng cây trong nhà, bạn vẫn cần đảm bảo đủ ánh sáng và lượng không khí cần thiết cho cây. Một số vị trí bạn có thể tham khảo để đặt hồng môn là:

-       Ban công, cửa sổ: Hồng môn thuộc giống cây ưa sáng nên để phát triển mạnh, bạn nên chọn đặt cây ở ban công hoặc cửa sổ - nơi được tiếp xúc với ánh sáng nhiều nhất trong nhà.

-       Trên bàn làm việc: Thay vì làm việc trên một chiếc bàn tẻ nhạt chỉ có máy móc, thiết bị, tại sao bạn không làm mới chúng bằng một chậu cây cảnh nhỏ nhỏ xinh xinh như này nhỉ? Ngoài công dụng trang trí, việc đặt hồng môn trên bàn làm việc còn giúp hút các sóng điện từ độc hại, rất tốt cho mắt và da.

-       Quầy thu ngân: được biết đến là thần tài cho các cửa hàng, cửa tiệm, mang đến may mắn cho việc kinh doanh. 

-       Trong phòng ngủ: Hồng môn đặt trong phòng ngủ sẽ có tác dụng điều hòa không khí, hút các khí độc giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
 

nên đặt cây hồng môn ở đâu?

6.    Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn

Cách trồng cây hồng môn 

Như đã nói ở trên, Hồng môn là loại cây sống tốt trong nhiều môi trường, vì thế chúng ta có thể trồng chúng theo các phương thức đa dạng. Dưới đây, chúng tôi gợi ý 2 cách trồng Hồng môn trong đất và trồng thủy sinh:

-       Cây hồng môn trồng trong đất

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu đất đáp ứng đủ yêu cầu về dinh dưỡng, độ ẩm như xơ dừa hay đất mùn. Sau khi được nước và đặt ở nơi thoáng mát, cây sẽ phát triển thành một bụi cây trưởng thành trong thời gian ngắn.

-       Cây hồng môn thủy sinh

Để cây hồng môn trồng trong nước phát triển tốt, bạn nên chuẩn bị một bình kín chứa nước bằng thủy tinh để có thể quan sát được sự phát triển của bộ rễ bên trong. Sau đó, cố định cho phần rễ ngập sâu trong nước và thân cây nổi lên trên mặt nước bằng các dụng cụ thích hợp. Hãy thay nước cho cây thủy sinh đều đặn mỗi tuần một lần để tránh có mùi và bổ sung thêm phân bón nước cho cây.

 
cách trồng cây hồng môn

Cách chăm sóc cây hồng môn

Cây hồng môn là một trong những loại cây dễ trồng và không đòi hỏi nhiều ở công chăm sóc, tuy nhiên cần lưu ý một số điều kiện sau:

-       Đất trồng: Cây sống tốt ở môi trường đất thịt, đất mùn kết hợp thêm một chút xơ dừa hoặc trấu để tạo độ xốp cho đất và dễ thoát nước tránh bị úng rễ. Có thể kết hợp thêm phân bón để cây sinh trưởng tốt. Khoảng từ 6-12 tháng nên thay đất để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

-       Ánh sáng: Cây sống tốt ở điều kiện thiếu sáng tuy nhiên nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc bên cửa sổ, ban công để cây sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều hơn.

-       Tưới nước: không cần tưới quá nhiều nước tuy nhiên cũng không nên để đất quá khô vì Hồng Môn là cây ưa độ ẩm cao. Nên tưới từ 2-3 lần/tuần. Với những cây sống trong phòng máy lạnh hoặc vào mùa đông thì cần giảm lượng nước tưới tùy theo độ ẩm phòng.

-       Cắt tỉa cây: Thỉnh thoảng bạn nên dùng khăn ướt lau lá để cây quang hợp được tốt hơn và chậu cây đẹp mắt hơn. Trong thân và lá cây Hồng Môn có chứa chất oxalate gây kích ứng da (ngứa ngáy, hoặc nổi mẩn đỏ) vì vậy nên mang găng tay khi cắt tỉa cây.

Lưu ý: 

Cây Hồng môn nếu được đặt ở những nơi có ánh sáng mạnh hoặc không thường xuyên cấp ẩm cho cây thì cây sẽ dễ bị vàng lá, héo hay cháy lá. Để khắc phục tình trạng này, nên đưa cây đến những nơi có ánh sáng nhẹ, cung cấp đủ nước để cây phát triển.

 

 Nếu cây bị đốm lá, rất có thể chúng đang thiếu chất dinh dưỡng. Hãy chú ý bón phân cho cây 2-3 tháng/ lần để giữ cho cây luôn xanh tốt nhé!

Cách chăm sóc cho cây hồng môn ra hoa cũng rất dễ, chỉ cần tuân thủ đúng các điều kiện môi trường chăm sóc là cây có thể ra rất nhiều hoa rực rỡ. Tuy nhiên, trong thời gian cây ra hoa, có một số lưu ý về kỹ thuật chăm sóc để cây có thể khỏe anh ra hoa bền và đẹp

  • Kỹ thuật tưới nước: Tùy từng thời vụ và tình trạng của cây mà có chế độ tưới nước khác nhau nhưng cần đảm bảo chậu không bị khô quá, cũng không bị úng nước. Có thể dùng phương pháp tưới phun lên toàn cây hoặc tưới vào từng gốc. Tuy nhiên, nếu tưới nước vào gốc cây thì thỉnh thoảng vẫn phải phun nước để rửa hết lớp bụi ở lá và hoa tạo vẻ đẹp rực rỡ nhất 

  • Kỹ thuật bón phân: Bón phân nên kết hợp với tưới nước. Cách 7 - 10 ngày tưới một đợt phân với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15.

  • Kỹ thuật che giảm ánh sáng: Vào mùa hè dùng 2 lớp lưới đen (dệt kim), che cao 2,0– 2,5 m để đảm bảo giảm bớt được 70% cường độ ánh sáng. Vào mùa đông tùy vào điều kiện thời tiết có thể để 2 lớp, 1 lớp lưới hay kéo cả 2 lớp lưới vào. Cường độ ánh sáng luôn đảm bảo ở mức thấp để cây không bị héo

  • Kỹ thuật cắt tỉa: Khi cây ra hoa nhiều, nên cắt bớt lá già để cây có thể tập trung nuôi hoa, hoa ra màu đẹp nhất. 

 
 
 
 
cách chăm sóc cây hồng môn

7.    Mua cây hồng môn giá rẻ ở đâu?

Với những lợi ích tuyệt vời mà cây Hồng môn đem lại, chẳng có lý do gì để ta lại chần chừ mua ngay một cây về bàn là việc của mình. 

 

Nếu còn đang phân vân giữa quá nhiều sự lựa chọn trên thị trường, hay liên hệ ngay cho Công ty cây xanh chúng tôi để tìm cho mình sự lựa chọn tốt nhất nhé!

Tin tức & sự kiện
Bạn đã bao giờ ngửi mùi hương thơm ngát của những cánh hoa nhài chưa? Hay đã từng nghe về giá trị vô cùng đặc biệt của cây nhài Nhật? Những năm gần đây, cây nhài Nhật ngày càng trở thành nguồn cảm hứng không thể thiếu trong làng nghệ thuật, thực phẩm và cả làm đẹp. Từ một cây...
Cây hoa dừa cạn cảnh được ưa chuộng trong sân vườn và còn được biết đến là một l...
Bạn có muốn biết bí quyết để trồng và chăm sóc cây dứa Nam Mỹ một cách hiệu qu...
Cây Ngọc Ngân là một lựa chọn phổ biến để trang trí văn phòng, nhà cửa và quán c...
Cây vạn lộc đã trở thành một loại cây cảnh phổ biến trong nhiều gia đình. Ngoà...