Cây kim ngân

Cây Kim Ngân phong thủy thuộc hành mộc vì vậy nó hợp với các mệnh thủy, mộc, hỏa. Tùy từng mệnh mà cây kim ngân mang lại cho gia chủ những ý nghĩa khác nhau.
- Người mệnh thủy trồng cây kim ngân sẽ giúp gia chủ tốt về tiền bạc, công việc thăng tiến
- Người mệnh mộc trồng cây kim ngân sẽ giúp gia chủ có cuộc sống thuận hòa, gia đình hạnh phúc, gia tăng các mối quan hệ ngoài xã hội.
- Người mệnh hỏa trồng cây kim ngân sẽ giúp gia chủ có sức khỏe tốt, trang xa bệnh tật.
 
==> Với cây kim ngân phong thủy khi bạn đặt trong nhà hay văn phòng thì hãy lựa chọn vị trí có ánh sáng tốt nhất để đặt cây giúp cây hấp thụ nguồn năng lượng tốt để lan tỏa nguồn năng lượng đó đến bạn. Nếu bạn đặt cây ở vị trí ít ánh sáng thì hãy thường xuyên mang cây ra nơi ánh sáng tự nhiên tốt để cây có thể quang hợp và hấp thụ nguồn năng lượng tốt.
Với ý nghĩa mang lại tài lộc và sự sung túc, cây kim ngân được nhà nhà người người Việt Nam yêu thích, đua nhau mua, trồng để làm cây cảnh trong nhà. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách chăm sóc tốt cho cây. Hôm nay, hãy cùng Công ty cây xanh HATA LANDSCAPE tìm hiểu về cây kim ngân nhé.

Tìm hiểu đặc điểm cây Kim Ngân

Cây kim ngân hay còn thường được gọi là cây thắt bím có nguồn gốc từ Mexico, vùng Trung hoặc Nam Mỹ, và chủ yếu sinh trưởng trong khu vực đầm lầy.

Đặc điểm hình thái Thân cây dẻo dai, bền chắc, chiều cao tối đa lên tới 6m. Lá cây xòe tán rộng như bàn tay, xanh tốt quanh năm. Hoa gồm những cánh to, màu kem, nở về đêm và có hương thơm dịu nhẹ. Đài hoa màu nâu nhạt với 5 cánh xanh vàng hình bầu dục, dài khoảng 15cm.

Cây ra quả, hình trứng với đường kính 10cm. Khi chín, quả sẽ có màu nâu nhạt, còn khi quả khô nứt rụng ra có khoảng 10-20 hạt. Cây kim ngân trong tự nhiên sẽ có hoa nở từ khoảng tháng 4-11 hàng năm, tuy nhiên với cây kim ngân làm cảnh ngày nay bạn sẽ hiếm nở hoa hơn.

cay-kim-ngan
Cây kim ngân

Cây kim ngân có độc không?

 
 

Có rất nhiều người thắc mắc xem cây kim ngân có độc hay không? Thực tế theo sách dược liệu, cây kim ngân lượng được người Trung Quốc sử dụng trong đông y. Loại cây này không hề có độc và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bạn hãy an tâm về việc đặt chúng trong nhà.

Tuy nhiên, bạn vẫn không nên cho trẻ nhỏ đến nghịch các loại cây cảnh trong nhà. Không chỉ loại kim ngân lượng mà các loại cây khác cũng vậy. Dù chúng không độc nhưng việc nuốt các lá cây cảnh thì không nên. Việc nhiễm khuẩn từ bụi bặm cũng như có các chất kích ứng vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt, các loại cây có thể bị gãy cành, hư hại, không được tốt lắm.

cay kim ngan
 

Tác dụng của cây kim ngân

 
 

Cây kim ngân không chỉ vô hại sức khỏe mà còn là một trong các loại cây lọc khí độc tốt nhất. Ngoài ra, loại cây này còn điều hòa không khí tốt, làm mát không gian nhà. Về mặt thẩm mỹ, kim ngân đang được rất nhiều người chọn lựa làm vật trang trí ở góc nhà, công ty,…

Đặc biệt các giới kinh doanh rất ưa chuộng loại cây này.
Cây kim ngân ngoài chức năng lọc độc tố từ môi trường thì còn có khả năng đuổi muỗi rất tốt.Cây kim ngân còn có tác dụng phong thủy rất mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao người ta gọi nó là kim ngân. Nó đem lại sự may mắn về tiền tài, vật chất và sự nghiệp  cho gia chủ. Ngoài ra, nó cũng là biểu tượng của sự uy quyền, kiên cường và bất khuất.

 

Hút sinh khí cũng là một trong các chức năng phong thủy của cây kim ngân. Vì thế, sẽ tạo cho bạn cảm giác luôn tràn đầy sinh lực để làm tăng nguồn tài chính của mình. Không những vậy, cây kim ngân còn có tác dụng cân bằng ngũ hành tương sinh cho căn nhà hoặc công ty của bạn. Các tà khí cũng sẽ bị cây kim ngân xua đuổi đi.Không chỉ về mặt kiếm tiền mà cây kim ngân còn ngăn chặn đồng tiền ra của bạn.

Hạn chế các vận xui liên quan đến chuyện hao hụt tiền bạc. Các tác dụng của cây kim ngân trong phong thủy được đánh giá rất cao. Nếu bạn là một người làm ăn kinh doanh thì đây là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, bạn là người mệnh Thổ, Thủy hay Kim cũng vẫn có này thể sử dụng loại cây này để cân bằng ngũ hành tương sinh.


 

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Kim Ngân

Cây Kim Ngân được xem là cây đem lại may mắn, tiền tài về cho người trồng, đồng thời cây cũng mang một vẻ đẹp đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại toát lên một cảm giác nhẹ nhàng khó tả đối với người trồng.

Trong tiếng hán, kim tức là vàng, tiền, ánh vàng. Ngân tức là ngân lượng, kho lưu trữ. Khi ghép lại chữ kim - ngân có ý nghĩa phong thủy tiền tài của cải lúc nào cũng nhiều, chỉ tăng lên chứ không mất đi vì sẽ được thần tài bảo hộ, cất giữ.

Cây Kim Ngân mang lại ý nghĩa đặc biệt trong phỏng thủy. Đó là sự giàu có, thịnh vượng, tiền tài, may mắn, hạnh phúc cho chủ của nó. Đặc biệt, Kim Ngân có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng giúp cho căn nhà duy trì được sự ổn định và hài hòa. Theo các chuyên gia phong thủy, cây giúp cân bằng các nguồn năng lượng, chi phối tài chính của bạn.
y-nghia-phong-thuy-cua-cay-kim-ngan
 
Lợi ích phong thủy mà Cây kim ngân mang lại:
  • Cây kim ngân thể hiện sự giàu có, điều này ai cũng biết, nhưng nó không chỉ mang lại may mắn, tiền tài cho bạn, mà cả cho gia đình bạn nữa. Thậm chí, bạn có thể ‘chia sẻ’ sự may mắn tài lộc từ mình qua người thân, bạn bè bằng cách chiết một phần cây kim ngân làm quà tặng cho họ.
  • Đây là một cây sang nên đặt cây này ở phòng khách, sẽ đạt được tôn trọng từ người khác. Trồng cây kim ngân giúp tâm trí của bạn được bình yên, đời sống tinh thần dồi dào. Đây còn là một cách tuyệt vời giúp cho nhân viên hay khách hàng của bạn được sảng khoái, thư giãn tối đa, thúc đẩy mối quan hệ công việc được trôi chảy.
Với mỗi chậu cây Kim Ngân có số lượng cây khác nhau mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Thông thường, một chậu sẽ bao gồm 1, 3, 5 cây. 
  • Nếu chậu trồng 1 cây được gọi là “Trụ Thiên” mang ý nghĩa chọc trời, khuấy nước, kiên cường, bất khuất; mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước. Nếu bạn là nam nữ thanh niên có hoài bão, chí lớn thì có thể chưng một cây cạnh bàn làm việc để nhắc nhở mình luôn phấn đấu vì sự nghiệp tương lai phía trước.
  • Nếu chậu trồng 3 cây nghĩa là “Tam Tài”, “Tam Giáo” tượng trưng cho Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà. Theo một số quan niệm phong thủy khác thì số 3 tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý thì có thể chưng cây này trong khu vực làm việc, nhắc nhở bạn về 3 yếu tố để thành công trong cuộc sống và kinh doanh.
  • Nếu Kim Ngân được trồng 5 cây thì được xem là Ngũ Phúc tượng trưng: Phúc, Lộc, Thọ, An Khang. Với những cây có số lượng 5 gốc thường được thắt lại với nhau thành bím như bím tóc. Nếu bạn là người nghĩ tới gia đình, hãy đặt cây kim ngân trong nhà để các yếu tố này được phát huy tốt nhất.

Cây Kim Ngân hợp với mệnh gì?

cay-kim-ngan-hop-menh-gi
 
Về bản chất, cây kim ngân là cây gỗ, lá xanh quanh năm nên được các nhà nghiên cứu phong thủy xếp vào hành Mộc. Trong phong thủy thì người phù hợp nhất với cây kim ngân là người có mệnh Hoả, mệnh Mộc vì Mộc sinh Hỏa (tương sinh). Tuy vậy, cây kim ngân là cây có phong thủy tốt có thể ai cũng phù hợp nếu biết cách cân bằng âm dương ngũ hành bằng cách phối hợp màu sắc theo mệnh.

Cách chọn cây và phối màu theo mệnh:
  • Mệnh Mộc: nên chọn trồng trong chậu có dáng cao dài, thẳng đứng hoặc uống cong kiểu cách, tránh trồng trong chậu tròn hoặc có góc nhọn. Mệnh Mộc trồng trong chậu thuỷ sinh rất tốt.
  • Mệnh Hoả: mệnh này tuyệt đối tránh trồng thuỷ sinh, hợp trồng trong chậu có góc nhọn hoặc có hình kim tự tháp, tránh chọn chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu uốn lượn.
  • Mệnh Thổ: Thổ là đất nuôi dưỡng cây để phát triển, nhưng chính vì đó cây hút dinh dưỡng, đâm sâu vào trong đất nên sẽ tương khắc (Mộc khắc Thổ), để cân bằng, người mệnh Thổ sử dụng chậu cây màu đỏ lửa, hoặc màu cam của mệnh Hỏa sẽ cân bằng âm dương (Hỏa sinh Thổ).
  • Mệnh Kim: Đối với người mệnh Kim, nên trồng kim ngân trong bình thủy sinh. Kim sinh Thủy để bổ trợ âm dương hòa hợp.
  • Mệnh Thủy: Đối với người Mệnh Thủy bạn nên lựa chọn thêm loại chậu màu Trắng hoặc màu Đen để bổ trợ tốt hơn trong phong thủy đối với Mệnh của mình.

Cây Kim Ngân hợp với tuổi gì?

Thực ra, Kim ngân hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp, nhưng phù hợp nhất có lẽ chỉ có ba tuổi là Tý, Thân và Tuất.
  • Với tuổi Tý, Kim ngân mang lại vận may, nắm lấy cơ hội.
  • Với tuổi Thân, Kim ngân giữ gìn tài sản, giúp tài vận vững vàng.
  • Với tuổi tuất, cây Kim ngân giúp cân bằng các nguồn năng lượng chi phối tài chính của tuổi này. Mậu Tuất (1958, 2018) và Giáp Tuất (1934, 1994) được cho là rất hợp trồng Kim Ngân

Vị trí đặt cây Kim Ngân hợp phong thủy

Những nơi lý tưởng nhất bao gồm các khu vực nơi mà tiền được giữ lại, chẳng hạn như máy tính tiền và két an toàn. Đó là một món quà lý tưởng để giúp thu hút sự giàu có cho các doanh nghiệp mới.

Những vị trí thích hợp khác như những khu vực có một năng lượng không cân bằng theo la bàn phong thủy, và sự giàu có và thịnh vượng cho một căn phòng theo bát quái đồ. Để phát huy tính phong thủy tốt nhất của nó thì cây Kim Ngân phải luôn khỏe mạnh và phát triển tươi tốt.


 

Cách trồng Cây Kim Ngân

Như tất cả các loại cây khác, trồng cây kim ngân tuy đơn giản nhưng cũng không hề đơn giản. Cũng đều chỉ là những bước trồng cơ bản nhưng nếu không làm đúng hoặc chỉn chu thì có thể làm cây không thể phát triển, dẫn đến chết cây sau này.

Chọn chậu trồng cây

Tùy vào mục đích trang trí, sử dụng và mong muốn của người trồng mà có thể chọn loại chậu và kích thước chậu phù hợp. Nếu trồng để bàn thì nên chọn những loại chậu kích thước từ nhỏ đến trung bình là phù hợp. Nếu là trang trí ở góc nhà hoặc văn phòng thì chọn chậu lớn hơn để có thể phù hợp với kích thước của cây. Nếu bạn quá bận rộn, có thể chọn loại chậu cây tự tưới để tiết kiệm thời gian.

Chọn những chậu vừa để bạn có thể trồng để bộ rễ cây kim ngân phát triển hoàn thiện. Đồng thời nên lưu ý chiều cao của chậu phải phù hợp với kích thước của cây kim ngân (nếu trồng từ cây con, bạn nên ước chừng lúc cây lớn sẽ cao như thế nào). Đối với chậu nên thay mỗi năm một lần để loại bỏ tàn dư nấm bệnh, vi khuẩn và dinh dưỡng cho cây.

Mặt khác, khi chọn chậu cũng nên lựa chọn màu sắc phù hợp với không gian để đem lại yếu tố thẩm mỹ khi trang trí. Hoặc lựa chọn màu sắc tương hợp với mệnh của gia chủ để đảm bảo phù hợp theo yếu tố phong thủy của gia đình.
cay-kim-ngan-de-ban
Cây kim ngân để bàn

 

Chọn giống cây kim ngân

Cách tốt nhất là bạn nên tìm đến các cửa hàng thực vật uy tín để mua cây con đồng thời nhờ họ tư vấn lựa chọn và trồng cây cho phù hợp. Cây giống phải to, khỏe, không có sâu bệnh hại. Nên chọn những cây giống có độ cao vừa phải với mục đích, vị trí sẽ trang trí cho phù hợp.

Chọn đất trồng cây kim ngân

Cách tốt nhất để có loại đất trồng phù hợp với cây là: khi bạn đến cửa hàng mua cây giống, nhờ họ tư vấn cho bạn loại đất phù hợp với giống cây mà bạn mua. Tùy thuộc vào độ trưởng thành của cây mà tỉ lệ các thành phần trong đất sẽ khác nhau. 

Nhưng nếu bạn không có dịp để nhờ tư vấn, bạn có thể dùng hỗn hợp đất trồng như sau, gồm: tro trấu + trấu sóng + xơ dừa với tỷ lệ 60% + 15% + 25% và 100g đến 200g phân lân để cây có nguồn phân dự trữ. Đây là tỷ lệ đất an toàn và gần như phù hợp với tất cả các độ tuổi của cây. Cách làm này có thể giúp cây sinh trưởng tốt và sống lâu bền.

Nếu cây Kim Ngân để bàn, bạn có thể sử dụng loại đất pha cát. Tuy nhiên loại đất này khá ít chất dinh dưỡng. Vì vậy bạn cần lưu ý để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây. Tuy vậy, loại đất trồng tốt nhất của cây kim ngân vẫn là đất phù sa không pha cát, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
cay-kim-ngan-chau-do
Cây kim ngân chậu đỏ
 

Ánh sáng cần thiết khi trồng Cây Kim Ngân

Là loài ưa sáng nhưng cây kim ngân không cần quá nhiều ánh nắng, thậm chí cây có thể phát triển tốt nhờ ánh sáng nhân tạo từ bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên để cây khỏe mạnh và phát triển tốt hơn nên phơi nắng khoảng 1 lần cho mỗi 10 ngày. Mỗi lần khoảng 1-2 giờ và thời điểm tốt nhất là từ 7 – 9 giờ sáng. Nhưng không nên đặt chậu cây dưới ánh nắng quá gắt, điều này có thể làm cho cây mất nước liên tục hoặc bị sốc nhiệt, dẫn đến héo úa lá.

Nhiệt độ phù hợp để trồng Cây Kim Ngân

Cây Kim ngân có thể thích nghi ở mọi thời tiết kể cả nóng hay lạnh, ngưỡng nhiệt độ cây có thể sống được giao động trong khoảng từ 10°C đến 40°C. Cách trồng cây kim ngân tốt nhất vẫn là duy trì nhiệt độ ở mức từ 18°C đến 30°C, đây được xem là nhiệt độ lý tưởng vì chúng sẽ phát triển xanh tốt trong khoảng này.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ dưới 15°C cây bị rụng lá và ngủ đông, thấp hơn 5°C cây dễ chết.

Cách trồng Cây Kim Ngân

  • Bỏ một ít sỏi xuống đáy chậu để giúp cây có chế độ thoát nước tốt hơn, tạo độ thoáng cho rễ phát triển.
  • Tiếp theo cho hỗn hợp đất trồng và đặt cây vào chậu.
  • Bỏ thêm một vài lượt đất và tiến hành ấn chặt gốc, định vị để cây đứng thẳng.
  • Sau đó, tưới đẫm nước cho cây.
  • Đặt cây ở nơi bóng mát cho tới khi cây bắt đầu phát triển rễ. Lúc này bạn mới di chuyển cây đến vị trí mong muốn.
chau-cay-kim-ngan
Chậu cây kim ngân
 

Cách chăm sóc Cây Kim Ngân

Nước

  • Để bàn: Đối với cây kim ngân để bàn chỉ cần tưới khoảng 100 – 200ml một lần
  • Cây trong nhà: đối với cây lớn đặt phòng khách, văn phòng làm việc thì cần lượng nước lớn hơn mỗi lần tầm 500 – 800ml.
  • Lưu ý: Chỉ cần tưới khoảng 2 lần/tuần đối với cây trồng trồng ngoài trời, đối với cây trong phòng máy lạnh lượng nước tưới cần ít lại, khoảng 1 lần/tuần. Khi tưới tưới nhiều và đều nước trên bề mặt chậu cho 1 lần, hoặc có thể nhúng cây vào chậu nước cho ngập toàn phần chậu cây khoảng 10 – 15 giây thì nhấc ra, sau đó để ráo và róc hết nước. Đặc biệt, nên để ý việc thoát nước và độ thông thoáng để cây không bị ngập úng nước.

Dinh dưỡng của cây

Khi cây kim ngân chưa ra hoa và quả chúng ta nên bón phân NPK 20-20-15 hòa với nước theo tỷ lệ 100g phân với 10 lít nước rồi tưới lên gốc cây, 20 ngày/lần. Những cây đã có hoa và quả thì nên bón phân Kali cho cây. Tỷ lệ khoảng 100g kali hòa với 10 lít nước và cũng tưới đều lên bề mặt chậu.

Lưu ý: Không tưới phân lên thân và lá vì sẽ làm khô nóng cây.

Xử lý những bệnh thường gặp của cây kim ngân

Cây kim ngân thường ít bị sâu bệnh tấn công, một số bệnh thường gặp ở cây kim ngân là bệnh vàng lá và bị khô héo.

Cây Kim Ngân bị vàng lá

  • Nguyên nhân: Do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá bị vàng và rụng.

  • Cách xử lý: Tạm ngưng tưới nước và đưa cây ra đặt ở vị trí thông thoáng. Để đất khô mới bắt đầu tưới nước lại và cần lưu ý lượng nước tưới. Đặt cây ở những nơi thông thoáng không khí lưu thông tốt để cây hồi phục trở lại. Lưu ý không nên để cây ở những vị trí quá tối.

Cây kim ngân bị khô héo

Khi lá cây Kim Ngân có dấu hiệu khô, héo, úa,… cần nhanh chóng xử lý và giúp cây phục hồi. Nguyên nhân có thể là do hiện tượng dư nước, ứ nước hoặc thiếu nước. Do vậy, cần tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này gây ra hiện tượng mất nước hoặc làm chết cây.

Đặt cây ở các vị trí mát mẻ, thông thoáng và có không khí trong lành. Cắt bỏ những phần lá úa, khô héo, tưới nước đầy đủ. Có thể hòa đạm và nước ở nồng độ thấp để tưới cho 1 lần/tuần để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây nhanh phục hồi. Sau khi cây ổn định, đợi một thời gian thì thay đổi đất trồng. Nên chọn những loại đất mục, phù sa và bón phân trước khi trồng cây.

Trên đây là những kiến thức về cây kim ngân mà HATA LANDSCAPE chia sẻ với bạn. Hy vọng, bài viết này có thể giúp bạn trồng cây và chăm sóc cây kim ngân đúng cách. Chúc bạn thành công!


Công ty cây xanh HATA LANDSCAPE chuyên cung cấp các dịch vụ cây xanhthiết kế và thi công cảnh quantrồng và bảo dưỡng, chăm sóc cây xanh,... uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc. Ngoài ra, chúng tôi còn là đơn vị cung cấp các loại cây cảnh hợp phong thủy với giá cả phải chăng, uy tín tại Hồ Chí Minh.

Tin tức & sự kiện
Bạn đã bao giờ ngửi mùi hương thơm ngát của những cánh hoa nhài chưa? Hay đã từng nghe về giá trị vô cùng đặc biệt của cây nhài Nhật? Những năm gần đây, cây nhài Nhật ngày càng trở thành nguồn cảm hứng không thể thiếu trong làng nghệ thuật, thực phẩm và cả làm đẹp. Từ một cây...
Cây hoa dừa cạn cảnh được ưa chuộng trong sân vườn và còn được biết đến là một l...
Bạn có muốn biết bí quyết để trồng và chăm sóc cây dứa Nam Mỹ một cách hiệu qu...
Cây Ngọc Ngân là một lựa chọn phổ biến để trang trí văn phòng, nhà cửa và quán c...
Cây vạn lộc đã trở thành một loại cây cảnh phổ biến trong nhiều gia đình. Ngoà...