Quả sa kê được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn như chiên giòn, nấu cà ri, nấu với tôm, cá… Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa viêm gan vàng da, trị đau răng, trị bệnh gút, sỏi thận,… Sau đây, Cây xanh Hata sẽ hướng dẫn mọi người kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa kê đúng cách, mang lại hiệu quả cao.
Cây giống Sa Kê, Cây Bánh Mì, Tên khoa học: Artocarpus altilis, Họ: Moraceae (Dâu tằm). Hiện nay đã được trồng rộng khắp các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Sa Kê là cây bóng mát thân gỗ lớn, cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10m đến 20m, có nhựa mủ màu trắng sữa, cành mảnh mọc ngang, dài, làm thành tán rộng, dày. Lá Sa Kê lớn chia 3-9 thùy thuôn dài, cuống mập, rụng để sẹo trên cành. Đặc biệt lá có màu xanh bóng ở mặt trên, mặt dưới rất nhám, khi rụng đổi màu vàng nâu khô, cứng có thể làm vật trang trí.
Sa Kê là cây đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực ra đầu tiên có dạng bông dài, cụm hoa cái hình bầu thuôn, mập khi non có màu xanh, hoa mọc thẳng đứng trên cành, khi già hoa cái chuyển sang vàng rất bền. Cây Sa Kê thụ phấn nhờ côn trùng và động vật, chủ yếu là nhờ vào dơi ăn quả.
Quả Sa Kê giống dạng quả mít nhưng không tạo múi chứa thịt quả và hạt. Quả có thể dùng để luộc ăn, xay lấy bột chiên hoặc nấu rượu… mang lại giá trị kinh tế cao.
Công dụng của cây sa kê
Cây giúp mang lại cảnh quan, lấy bóng mát cho không gian trồng như công viên, trường học, khu dân cư… khi thu hoạch quả cây sa kê có thể ăn được.
Cây còn có tác dụng điều trị một số bệnh như gút, sỏi thận.
Gỗ cây sa kê rất cứng được sử dụng làm đồ nội thất rất nhiều.
Cây Sa Kê thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh nên sake rất dễ trồng và chăm sóc. Cây giống chiết cành là chủ yếu nên khi mới trồng cần phải nâng bầu đất lên cao hơn mặt đất khoảng 15-20cm để tránh úng cho cây.
Ánh sáng: sake ưa sáng hoàn toàn nhưng vẫn có thể chịu một phần bóng râm.
Nhiệt độ: Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, chịu lạnh kém, chịu nóng tốt. Nhiệt độ ưa thích từ 18-35oC.
Độ ẩm: Sake ưa ẩm
Đất trồng: Cây sa kê không kén đất có thể thích nghi nhanh ở cá loại đất kể cả nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nên trồng nơi đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
Tưới nước: Nên tưới nước điều độ khi cây đang ở giai đoạn sinh trưởng, tưới bổ sung vào những giai đoạn nở hoa, kết trái.
Bón phân: Khi trồng nên bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân trùn quế. Sau đó bón thúc bằng NPK 1-2 lần/năm, phân chuồng 1 lần/ năm vào trước giai đoạn ra hoa, đậu quả.
Cây Sa Kê trưởng thành
Bản thân cây Sa Kê là nhóm cây khỏe mạnh ít sâu bệnh. Để phòng trừ bệnh hại cây thì bạn cần chú ý một số điểm như sau:
Khi trồng cây bạn cần chú ý tránh làm tổn thương đến phần rễ của cây. Nếu phần rễ của cây bị ảnh hưởng thì ngọn chính của cây sẽ có nguy cơ teo và chết.
Những cành khô héo bạn cần cắt bỏ ngay để không nhiễm nấm bệnh sang những cành còn lại.
Bạn nên phun cho cây một số loại thuốc như Secsaigon, anvado 100WP để phòng ngừa vào mùa mưa cây thường bị một số loại côn trùng như bọ dừa, rệp tấn công.