THÔNG TIN SẢN PHẨM
Loại chậu: mủ

Không quá nổi bật về hình thức nhưng ngũ sắc tím vẫn luôn thu hút được người trồng, vì chính vẻ đẹp tinh tế nhẹ nhàng của cây cùng màu hoa thơ mộng làm tăng tính thẩm mỹ cho quan cảnh xung quanh, không những thế lá ngũ sắc tím còn có tác dụng chữa bệnh trong đông y.
 
Đánh giá:
CÂY NGŨ SẮC TÍM
THÔNG TIN CÂY:
  • Tên thường gọi: Cây ngũ sắc, tên gọi khác (Cây trâm ổi, cây thơm ổi, hoa ngũ vị)
  • Tên khoa học: Lantana montevidensis
  • Thuộc họ thực vật: Verbenaceae (họ cỏ roi ngựa)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Brazil, Jamaica và các nước Châu Mỹ nhiệt đới
 

Đặc điểm của cây ngũ sắc tím:

Cây trâm ổi hay ngũ sắc tím là cây bụi thân gỗ, chúng có nhiều cành ngang non dài vươn và lan ra thành bụi lớn. Lá cây thì có hình dạng bầu dục, thon dài và viền lá có những răng cưa bé, ngoài ra trên phiến lá được bao phủ bởi lông mềm.

Trong đó, sự thơ mộng của cây ngũ sắc tím được nhấn nhá bởi những bông hoa đáng yêu bé xíu có hình phễu và màu tím nhạt, mỗi bông có 5 cánh tí hon và thường chụm đầu lại thành một vòm cầu xinh xắn. Màu tím của hoa càng sẫm hơn ở phần rìa cánh và càng vào trong màu tím sẽ nhạt dần cùng pha chút màu trắng tại tâm hoa.

Mặt khác, hương hoa có mùi thơm rất đặc biệt giống như mùi của trái ổi chín, vì vậy cây còn có tên họi đặc biệt khác như là cây trâm ổi, cây thơm ổi. Ngoài ra, cây ngũ sắc tím là một cây dễ trồng và dễ chăm, có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, cây có thể cho hoa quanh năm và thường sẽ nở bung rộ nhất vào tháng 6 đến tháng 10, đặc biệt cây chịu được kho hạn rất tốt.
 

Công dụng của cây ngũ sắc tím:

Được xem như là một loại cây trang trí rất độc đáo và mới lạ, vì khi trồng tại ban công cây sẽ rủ xuống thành một thảm hoa tím nghệ thuật trải dài từ trên cao xuống. Vì tính năng rủ đặc biệt của cây nên cây thường dược trồng ngoại thất cho sân vườn biệt thự, trồng bồn, vườn hoa, công viên, trồng làm hàng rào, giàn che, hoặc trồng chậu để trang trí lan can xung quanh nhà, và trồng làm nền hoặc tiểu cảnh.

Cây ngũ sắc tím chịu úng tốt nên rất thích hợp khi tạo cảnh quan ngoại thất ở những nơi nhiều mưa. Ngoài ra, cây còn được trồng phổ biến tại các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch,.. với sắc tím thơ mộng, thanh lịch cùng sự lãng mạn của hoa, góp phần làm sinh động cho cảnh quan mà loài cây này xuất hiện.

Cây ngũ sắc tím rủ không chỉ được tận dụng triệt để trang trí mà nó còn được biết đến là loài cây có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả trong đông y như:

- Cành và lá của cây ngũ sắc tím rủ được nấu lấy nước, ngâm rửa mỗi ngày có thể chữa các bệnh viêm da hoặc mẩn ngứa. Ngoài ra lá cây sau khi được rửa sạch, giã nát, còn có thể cầm máu, sát khuẩn và chữa lành vết thương rất tốt.

- Hoa ngũ sắc thì lại được sử dụng hiệu quả cho việc chữa trị hiện tượng ho ra máu. Người ta thường dùng hoa tươi, hoặc phơi khô sắc với nước, uống mỗi ngày 1 lần để chữa trị cả bệnh cảm sốt và một số bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

- Rễ cây ngũ sắc tím rủ này thì lại có tác dụng trong điều trị vết thương rắn cắn. Khi bị rắn cắn, thường ta sẽ thường lấy rễ của loài cây cảnh này sắc nước và uống 3 lần 1 ngày để thải độc.

- Ngoài ra, khi kết hợp các bộ phận của loài cây ngũ sắc tím rủ này với nhau còn có thể chữa trị một số bệnh khác như: bệnh đái tháo đường, trị chứng tiêu khát, chữa trị mụn nhọt, hoặc để hạ sốt.
Cần lưu ý khi chăm sóc cây ngũ sắc tím:

Là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, ưa sáng và chịu úng tốt, tuy nhiên mua cây về trồng khi chăm sóc chúng cần đảm bảo 1 số vấn đề sau:

- Trồng cây ngũ sắc tím, cây trâm ổi ở nơi có ánh sáng => cây mới phát triển tốt và ra hoa.

- Bổ sung đủ nước và bón phân định kỳ để dinh dưỡng để cây sinh trưởng và nuôi hoa.

- Thường xuyên cắt tỉa cành nhánh để cây cho nhiều hoa hơn.

- Rễ trâm ổi phát triển rất nhanh nên khi trồng cây trâm ổi trong chậu trồng cần thay chậu định kì.

- Cây ngũ sắc tím rất ít sâu bệnh, chủ yếu là bệnh nhện đỏ phát triển vào mùa hè. Khi bị nhện đỏ có thể dùng Dicofol 40% pha với 1000 lần nước để phun.
 

 

Đổi hàng - vận chuyển

Đánh Giá Trung Bình

0/5

5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Sản phẩm liên quan