Cây Lộc Vừng là loài cây bóng mát, thuộc loại cây ưa sáng, dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, trồng cây lộc vừng như thế nào để cây phát triển tốt nhất, đặc biệt là những cây lộc vừng mới bứng. Cùng Công ty cây xanh Hata Landscape chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Cây lộc vừng còn có tên thường gọi là cây mưng thuộc bộ tứ cây phong thủy quý của người phương đông: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Tên khoa học của cây lộc vừng là Baringtoria acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag.
Cây lộc vừng là loài cây thân gỗ nhỏ có kích thước tùy thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc khác nhau thì có đường kính gốc. Đường kính thân lên đến 35-40cm nếu trồng trong các chậu cảnh, nếu trồng nơi có không gian rộng lớn hay các loại công trình lớn thì thường có đường kính là 40cm trở lên.
Cây lộc vừng cổ thụ thường có thân cây hơi xù xì với những cành khẳng khiu mọc ra cùng đó là tán lá xum xuê. Lá của cây lộc vừng khá to với mặt trên xanh và bóng còn mặt dưới có màu xanh trắng với các đường gân lá rất rõ ràng.
Cây lộc vừng có hoa nhỏ mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo giấy ngày tết, lộc vừng thường có hoa màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt, còn một số loại lộc vừng khác còn có thể có hoa màu vàng mọc ra từ các nhánh lá của cây lộc vừng.
Hoa Lộc Vừng
Tuổi cây Lộc vừng có thể lên tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt.
Quả Lộc vừng giã nát để làm bả đánh cá để lộ hương vị đắng, thơm mát dùng bào chế các loại thảo dược để chữa sởi trị bệnh.
Ngoài ra, quả Lộc vừng còn trị hen suyễn và ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt Lộc vừng được giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay đau bụng.
Vỏ Lộc vừng có chứa nhiều tanin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn.
Đọt non của Lộc Vừng ở một số nước Đông Nam Á dùng để nấu canh chua ăn kèm với một số món cuốn.
Tây y dùng một số hoạt chất từ quả và rễ cây Lộc Vừng để sản xuất thuốc kháng sinh chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng…
Có thể nhân giống cây lộc vừng bằng 2 cách là ươm mầm từ hạt cây hoặc chiết cành, tuy nhiên để cây nhanh có hoa và có thể tạo dáng nhanh thì người ta vẫn thường dùng phương pháp chiết cành là chủ yếu vì hạt cây lộc vừng khá hiếm do hoa thường không đậu được nhiều quả và phương pháp chiết cành thì thực hiện dễ hơn nhiều đối với cây lộc vừng. Thời gian chiết cành thường rơi vào khoảng tháng 6 tháng 7 thời tiết nắng phù hợp cho việc chiết cành lộc vừng nhất.
Trồng cây Lộc vừng dù bất kể dù là bạn trồng cây Lộc vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn chỉ cần bỏ bầu cây vào chậu rồi ấn đất thật chặt để cây cố định. Sau đó nên xếp gạch và đá quanh bầu, tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch ra và bịt lỗ thoát nước lại.
Cây Lộc Vừng trưởng thành
Ánh sáng: lộc vừng là cây ưa sáng nên cần được trồng hoặc đặt để nơi có đủ ánh sáng.
Nước: cây lộc vừng mới trồng cần được tưới nước vừa phải, giữ độ ẩm cho cây. Khi cây phát triển mạnh, có thể tưới nhiều nước hơn nhưng tránh ứ đọng nước.
Đất trồng: lộc vừng ưa loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt.
Phân bón: lộc vừng có sức sống mạnh, không cần bón phân nhiều. Nếu muốn các cành phát triển đều, vài tháng bón 1 lần phân hữu cơ.
Cắt tỉa: cần tỉa bỏ những cành tăm, cành che khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ.
Trên đây là những thông tin về cây lộc vừng, bạn có thể trồng và chăm sóc giống cây này một cách dễ dàng. Nếu bạn chưa biết mua cây lộc vừng ở đâu, hãy truy cập vào website: Công ty cây xanh Hata . Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nhé!