Lộc Vừng là loại cây nằm trong bộ tứ quý Sanh - Sung - Tùng - Lộc, được rất nhiều người yêu thích và trồng phổ biến ở nước ta. Cây Lộc Vừng có nhiều loại khác nhau nhưng về hình dáng thường có sự tương đồng nên nhiều người dễ nhầm lẫn trong việc phân biệt các loại cây. Để tìm hiểu rõ hơn về loại cây này thì các bạn chớ nên bỏ qua những thông tin được chia sẻ sau đây.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế kiến trúc cảnh quan đẹp
1. Tổng quan đặc điểm cây lộc vừng
Cây Lộc Vừng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, nếu như ở miền Bắc cây được gọi là cây Lộc Vừng, nhưng khi đến miền Trung thì được mọi người gọi là cây Mưng và khi vào đến miền Nam, cây có tên gọi khác như cây Chiếc, cây Rau Vừng,...
Cây là một trong những linh hồn của bộ tứ Sanh - Sung - Tùng - Lộc với ý nghĩa mang đến sự tài lộc, sung túc, may mắn, bình an và thịnh vượng đến gia chủ. Ngay cả trong tên gọi cây Lộc Vừng cũng đã thể hiện sự tài lộc - xum tụ, đủ đầy.
Ở Việt Nam, cây có thể mọc ở khắp mọi nơi, trải dài từ Bắc chí Nam với nhiều giống Lộc Vừng khác nhau. Tuy nhiên, giữa chúng đều có những đặc điểm chung với hình dáng gần giống nhau khiến nhiều người nhầm tưởng. Cụ thể đặc điểm cây Lộc Vừng để nhận biết đó là:
- là loại cây thân gỗ cao từ 7 - 25m.
- Lá cây có hình thuôn hẹp, kích thước chiều dài khoảng 20 - 40 cm và rộng từ 10 - 20 cm.
- Lá non có màu xanh tím, bóng, sờ vào thấy mềm và nếm vào có vị chát và chưa, lá Lộc Vừng có thể được dùng làm rau ăn sống.
- Về hoa Lộc Vừng, đa số hoa có màu đỏ, hồng trắng và đặc biệt có mùi hương ngọt ngào, hương thơm càng lan tỏa vào ban đêm làm thu hút được dơi và bướm đêm đến thụ phấn.
- Quả Lộc Vừng có mặt cắt ngang giữa, đường kính 9 - 11 cm, quả có hình hộp hoặc hình tròn nên trong tiếng Anh còn được gọi là Boxtree. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt các loại Lộc Vừng với nhau. Hạt Lộc Vừng có vỏ rắn, đường kính 4 - 5 cm.
2. Cây lộc vừng có mấy loại
Căn cứ để phân loại Lộc Vừng chính là dựa vào đặc điểm của quả Lộc Vừng và một số yếu tố khác. Có thể phân chia thành 3 loại như sau:
Đây là loài Lộc Vừng phổ biến nhất ở nước ta, có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đối của Ấn Động Dương và Tây Thái Bình Dương, có thể dễ dàng gặp chúng ở các môi trường ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới.
Loại cây này trồng chủ yếu ở ven đường, dọc đường phố để tạo bóng mát cho người dân đi lại và trang trí, làm đẹp không gian sống. Ở Việt Nam, loài cây này được trồng chủ yếu ở các vùng ngập lũ như Đồng Tháp Mười, vùng ven biển Nam Bộ và cả Tứ Giác Long Xuyên.
Loại cây này được người Pháp du nhập vào nước ta, trên thực tế loài này có nguồn gốc từ miền Nam Châu Á, Bắc Úc, trải dài từ Afghanistan về phía đông Philipines và đảo Queensland.
Lộc Vừng hoa đỏ chủ yếu được trồng xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm ( Hà Nội) hoặc trong sân vườn, sắc đỏ của hoa tạo nên không gian thơ mộng, lãng mạn cho khu vực trồng cây. Theo các nghiên cứu cho thấy, đây là một dược liệu vô cùng quan trọng trong việc bào chế thuốc.
-
Cây Lộc Vừng Hoa Trắng hay Hồng
Loại cây này trong miền Nam còn được biết đến với tên gọi cây Chiếc hay Lộc Vừng Hoa Chùm, tiết diện ngang của quả có hình tròn. Đặc điểm của Cây Lộc Vừng Chiếc là khi ra hoa có màu trắng hoặc màu hồng, hoa mọc dạng chùm.
3. Giá cây Lộc Vừng có mắc không?
Cây không chỉ giúp cải tạo cảnh quan, làm bóng che mát mà còn mang ý nghĩa phong thủy rất lớn. Vì vậy, nhu cầu mua cây giống ngày càng tăng nhanh chóng. Giá Lộc Vừng trên thị trường cây cảnh hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chủ yếu là loại cây giống là lộc vừng phổ biến hay Lộc Vừng bon sai, chiều cao cây và quan trọng nhất vẫn là nhà cung cấp.
Do đó, vấn đề chi phí thật sự rất khó có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, với mỗi loại cây có chiều cao và đường kính thân khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, nhưng dao động từ khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Để biết chính xác giá, các bạn có thể tham khảo bảng báo giá của nhà cung cấp hoặc liên hệ để được tư vấn cụ thể về chi phí.
4. Công dụng cây lộc vừng
Tuổi cây Lộc vừng có thể lên tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt vì vậy cây lộc vừng làm cây bóng mát rất tốt.
Quả Lộc vừng giã nát để làm bả đánh cá để lộ hương vị đắng, thơm mát dùng bào chế các loại thảo dược để chữa sởi trị bệnh.
Ngoài ra, quả Lộc vừng còn trị hen suyễn và ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt Lộc vừng được giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay đau bụng.
Vỏ Lộc vừng có chứa nhiều tanin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn.
Đọt non của Lộc Vừng ở một số nước Đông Nam Á dùng để nấu canh chua ăn kèm với một số món cuốn.
Tây y dùng một số hoạt chất từ quả và rễ cây Lộc Vừng để sản xuất thuốc kháng sinh chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng…
5. Cách trồng cây Lộc Vừng trong chậu
Lộc Vừng ưa sáng, vì thế cần được trồng hoặc đặt nơi có đủ ánh sáng. Đối với những trong trồng trong chậu thì cần chú ý đến cách trồng Lộc Vừng trong chậu để cây phát triển tốt,
- Nước: tưới nước vừa phải để giữ ẩm cho cây, đặc biệt là lúc mới trồng cây. Khi cây phát triển lớn, có thể tưới thêm nước nhưng lưu ý không để ứ đọng nước.
- Đất trồng: Chọn loại đất giàu dinh dưỡng, đất xốp và có khả năng thoáng nước.
- Phân bón: Không còn bón phân nhiều, có thể bón phân hữu cơ vài tháng 1 lần.
- Cắt tỉa: Loại bỏ những cành tăm, cành khuất để dồn nhựa nuôi sống cành chủ và tránh sâu bệnh ẩn nấp gây bệnh.
Nếu có nhu cầu sở hữu giống cây này, Quý khách có thể liên hệ với công ty cây xanh của chúng tôi để được hỗ trợ.
Xem thêm: Những mẫu thiết kế sân vườn đẹp
Thông tin liên hệ Hoang Nguyen Green
Địa chỉ: 26/50 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Số điện thoại: 028. 6659. 4747
Email: cayxanhhoangnguyen@gmail.com