Các bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ và cách xử lý hiệu quả bạn cần biết

Cây Lưỡi Hổ nổi tiếng với sức sống bền bỉ, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, khi chăm sóc không đúng cách cây Lưỡi Hổ vẫn sẽ xuất hiện những loại bệnh khiến cây mất sức sống, vẻ đẹp vốn có của chúng. Vì vậy, hôm nay Hata Landscape sẽ giới thiệu đến các bạn các bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ và cách đề phòng, xử lý nhé.

  1. Cây lưỡi hổ bị rủ lá, xuất hiện những nếp nhăn

Lá thẳng, vững chãi, sắc nhọn là vẻ đẹp nổi bật của cây Lưỡi Hổ, thế nhưng trong quá trình trồng bạn lại thấy lá của chúng bị rủ, xuất hiện những nếp nhăn và không còn sức sống. Lý do của hiện tượng này là bởi vì cây đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Cây Lưỡi Hổ là loại cây có khả năng chịu hạn, dễ chăm sóc tuy nhiên cây hoàn toàn không phải là không cần nước. Lúc này, bạn cần phải tưới nước cho cây ngay lập tức. Sau một thời gian, các nếp nhăn sẽ mờ dần và lá cây sẽ thẳng đứng trở lại. Để có thể tưới nước đúng cách cho cây Lưỡi Hổ, bạn chỉ nên tưới khi bề mặt đất ở trên khô ráo và tưới 1 lần/tuần. 
 

ru la

 

Đặc biệt, khi bạn tưới nước cho cây Lưỡi Hổ đầy đủ nhưng cây vẫn bị rủ lá thì có lẽ rễ/gốc của chúng đang có vấn đề. Gốc/rễ có tình trạng hơi nhũn, hóa nâu hoặc trong suốt thì cây của bạn có lẽ đã bị thối rễ. Nếu hiểu nhầm là cây đang thiếu nước thì có lẽ sẽ làm cho tình trạng của cây trở nên tồi tệ hơn.

  1. Cây lưỡi hổ bị thối rễ

Bên cạnh dấu hiệu bị rủ lá, xuất hiện những nếp nhăn như trên thì tình trạng thối rễ của cây Lưỡi Hổ còn biểu hiện bởi vàng lá, cây bốc mùi tanh và thối nặng nề. Khi cây bị thối rễ nghiêm trọng điều đó có nghĩa là chúng đã bị phá hoại nặng nề từ bên trong. Chính vì vậy, có thể xem thối rễ là bệnh nguy hiểm nhất đối với cây Lưỡi Hổ.

Cách xử lý khi cây bị thối rễ:

B1: Tách cây ra khỏi chậu, loại bỏ toàn bộ phần bị thối bằng dao/kéo đã được khử trùng. Đồng thời loại bỏ cả những chiếc lá bị vàng

B2: Ngâm rễ trong thuốc diệt nấm để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Phơi khô gốc cây vài ngày cho đến khi vết thương khô, se lại.

B3: Trồng cây vào hỗn hợp đất mới và theo dõi cây đến khi cây khỏe lại.
 

thoi re

  1. Lá cây Lưỡi Hổ bị vàng, khô và cháy viền

Bên cạnh lá cây bị rủ héo và xuất hiện nếp nhăn thì khi cây Lưỡi Hổ bị thiếu nước còn biểu hiện tình trạng lá khô nhăn và cháy viền. Đặc biệt đối với cây Lưỡi Hổ lá dài thì biểu hiện này xuất hiện nhiều hơn vì rất khó để thấy lá dài bị rủ xuống mà chúng thường sẽ khô nhăn lại, sờ vào cảm thấy cứng giòn.

 

Ngoài ra, một nguyên nhân khiến lá cây Lưỡi Hổ bị khô và cháy viền là cây bị cháy nắng. Cây lưỡi hổ là loại cây ưa bóng râm vì thế khi đặt cây ở vị trí nắng gắt, cây sẽ có phần không chịu được. Lúc này bạn cần phải đưa cây đến nơi có ánh nắng dịu hơn hoặc sử dụng tấm mành/lưới để giảm bớt nắng. Đặc biệt, khi bạn chuyển cây đột ngột từ nơi không có ánh sáng sáng ánh sáng gắt thì cây cũng sẽ có hiện tượng như trên. Vì thế, khi thay đổi vị trí của cây bạn nên thay đổi từng chút một, tránh làm cây bị sốc nhiệt.
 

cay-luoi-ho-bi-thoi-la-va-re

 

Ngược lại, khi cây Lưỡi Hổ của bạn bị thiếu ánh sáng, cây sẽ có tình trạng bị vàng lá. Không riêng gì cây Lưỡi Hổ, đây là vấn đề của nhiều loại cây xanh. Khi trồng một thời gian dài, lá cây có dấu hiệu chuyển sang màu vàng ở một số vùng sau đó lan rộng sang toàn lá. Cây Lưỡi Hổ cũng như cây xanh khác, tuy chúng có thích bóng râm nhưng cũng cần ánh nắng để có thể trao đổi chất diệp lục giúp lá cây xanh tốt thế nhưng khi bạn quá ỷ lại vào điều này mà không cho chúng ra ngoài ánh nắng thì cây sẽ có tình trạng trên. Lúc này bạn nên đưa cây ra ánh sáng dịu, tránh đưa ra nắng gắt đột ngột để cây bị sốc nhiệt nhé.

  1. Cây Lưỡi Hổ bị nấm

Một bệnh khác thường gặp ở cây Lưỡi Hổ là nấm bệnh xuất hiện các đốm lá. Mỗi loại chủng nấm/vi khuẩn sẽ khiến cây có dấu hiệu khác nhau, có loại khiến lá nổi gân lồi lõm như vết thương, có loại lại giống đốm sao, có loại hình thành những chấm đen li ti xung quanh một tâm tròn sau đó lan rộng ra và làm cháy lá,... Nguyên nhân có thể kể đến đó là môi trường ẩm sẽ rất thích hợp để các loại nấm này phát triển. Cách để xử lý trước hết là bạn cần làm sạch lá bằng cách lau cồn 70 độ, sau đó cắt bỏ các phần bị nhiễm bệnh. Phơi nắng nhẹ để làm sạch các mầm bệnh. Trồng cây lại vào bầu đất mới để tránh tiềm ẩn nấm còn trong bầu đất cũ.
 

dom-la-tren-cay-luoi-ho
 


Xem thêm: Những tác dụng bất ngờ của cây lưỡi hổ

 

  1. Cây Lưỡi Hổ bị côn trùng gây hại

Bên cạnh tác động của ánh sáng và nước thì côn trùng cũng là một mối nguy hiểm lớn đối với cây Lưỡi Hổ nhà bạn. Hai loại côn trùng thường có trên cây Lưỡi Hổ nhất là nhện sáp và rệp đỏ. Đối với nhện đỏ, dưới mặt lá sẽ xuất hiện những đốm đen bé như hạt bụi kèm theo đó là tơ nhện. Còn đối với rệp sáp, cách nhận biết đó là sẽ có những đốm trắng biết bò khoảng 0.5-2mmm, đôi khi tụm lại như bụi phấn.

Cách giải quyết là loại bỏ những con côn trùng này càng nhanh càng tốt. Bạn có thể phòng và điều trị bằng cách lau lá bằng cồn 70 độ, đồng thời sử dụng dầu Neem pha loãng với nước rửa chén, phun định kỳ 1-2 lần/tuần. Làm liên tục 1 tuần - 1 tháng thì lũ côn trùng sẽ không dám quậy phá trên cây Lưỡi Hổ của bạn nữa.
 

sau-benh-cay-luoi-ho

 

Trên đây là các bệnh thường gặp ở cây Lưỡi Hổ và cách đề phòng, xử lý. Hy vọng cây Lưỡi Hổ của bạn sẽ luôn phát triển khỏe mạnh, mang tới nhiều tài lộc cho gia đình của bạn. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một chậu cây Lưỡi Hổ thì hãy đến với công ty cây xanh Hata chúng tôi - nơi cung cấp cây xanh, dịch vụ thiết kế cảnh quan uy tín, chất lượng và giá rẻ để được tư vấn và hướng dẫn nhiệt tình nhé.


Sản phẩm Bán chạy