Cách nuôi và chăm sóc cá Koi đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm

Nuôi và thiết kế cảnh quan hồ cá Koi đang là xu hướng hiện nay. Những giá trị thẩm mỹ, phong thủy của chúng là không thể phủ định. Tuy nhiên, không phải cá Koi luôn có vẻ đẹp và hình dáng đẹp như thế. Để đạt được và duy trì vẻ đẹp độc đáo đó cần phải có kỹ thuật nuôi và chăm sóc kĩ lưỡng. Vì vậy hôm nay công ty cây xanh Hata sẽ tiết lộ những cách nuôi và chăm sóc cá Koi tốt nhất.

 
  1. Đặc điểm của cá koi

  • Cá Koi thực chất là một giống cá chép với nhiều chủng loại, màu sắc và được cho là mang tới nhiều vận may. Chúng có sức khỏe tốt, dễ ăn, dễ thích nghi với môi trường.

  • Tuổi thọ trung bình từ 25-40 năm. Thậm chí nếu được nuôi dưỡng tốt thì tuổi có thể lên đến hàng trăm năm.

  • Cá koi phát triển liên tục từ 50 - 150mm hằng năm tùy theo giống. Đối với cá trưởng thành 10 năm tuổi có độ dài khoảng 1m, thậm chí người ta còn ghi nhận thấy có cá Koi chiều dài 2m.

  • Tuổi và nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc và hình dáng của cá Koi.

    ho ca koi
     

  1. Cách chọn giống cá Koi tốt

Cá Koi có phát triển mạnh khỏe, màu sắc đậm nét hay không thì chọn giống cá Koi quyết định đến hơn 50%. Bạn cần phải chọn giống cá mạnh khỏe thì mới không gặp nhiều vấn đề trong quá trình nuôi. Để chọn được giống cá tốt, cần phải đến những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy bảo hành khi mua cá. Khi chọn giống cá Koi nên chú ý đến các yếu tố sau:

  • Chọn giống cá khỏe mạnh, phản ứng nhanh lẹ, có thể nhanh chóng và dễ dàng thích nghi với môi trường mới. 

  • Không chọn những con chậm chạp, thường nằm một chỗ, vây lưng, vây đuôi bị cụp lại. 

  • Đối với hình dáng cá Koi: cần lưu ý chọn những con không bị xây xát, không bị dị hình, dị tật. Cá được chọn nên có cơ thể cân đối, mịn màng, màu sắc tươi sáng, hoa văn đậm nét. Đầu hơi gật gù, miệng dày, râu cứng và dài.

  • Tránh những con có mầm bệnh như đốm đỏ,  thối vây lưng, bị lở loét… chúng có thể lây nhiễm sáng những con cá Koi khác trong hồ của bạn.


     

  1. Chuẩn bị các điều kiện hồ và các hệ thống lọc

Điều kiện hồ nuô

  • Kích thước hồ: Nên thi công hồ có kích thước phù hợp với số lượng và kích thước cá Koi mà bạn muốn nuôi. Nên chú ý rằng cá Koi sẽ phát triển kích thước hàng năm vì vậy hồ không nên quá nhỏ.

  • Mật độ nuôi cá Koi lý tưởng: 1 con/m3. Đối với cá Koi mini thì có thể nuôi với mật độ cao hơn và theo đàn.

  • Mực nước trong hồ: tối thiểu là 0.6m đối với những loại cá Koi cỡ nhỏ và 0.8 - 1,2 m đối với cá koi cỡ lớn. Chiều sâu không sâu hơn 1,5m

Yêu cầu về nước trong hồ

  • Nhiệt độ nước phù hợp nhất là 20-27 độ C

  • Độ pH tiêu chuẩn là 7-7.5

  • Hàm lượng Oxy tối thiểu là 2.5mg/l

Hệ thống lọc hồ cá Koi

  • Để có một môi trường nước tốt nhất, cần phải chọn hệ thống lọc phù hợp với số lượng cá và thể tích của hồ cá.

  • Cách thay nước hồ cá koi: Không thay hết một đợt mà tháo nước dần dần. Cứ 2 ngày thì giảm đi ⅓ thể tích nước trong hồ cho đến khi nước đã trong trở lại và đạt các chỉ số thiết yếu. Nước trước khi đưa vào hồ cần phải được khử clo, lọc bằng than hoạt tính và phơi từ 2-3 ngày.

Hệ sinh thái và tiểu cảnh trong hồ

  • Các loài rong tảo góp phần tạo nên hệ sinh thái tốt cho cá Koi tuy nhiên nếu chúng quá phát triển thì sẽ hút hết Oxy trong nước, làm cá không đủ lượng oxy để thở. Nên trồng thêm các loại cây thủy sinh như súng, sen để tạo bóng mát cho cá.

  • Bên cạnh tạo mỹ quang cho hồ cá, thác nước cũng rất quan trọng. Chúng góp phần điều hòa khí Oxy rất tốt cho cá Koi. Ngoài ra nên xây kè hồ và bờ hồ để bảo vệ cá.

    ho ca koi

 
  1. Kỹ thuật đưa cá koi vào hồ

Cá mới mua về cần phải được cách ly trong 14 ngày để phòng ngừa cũng như dưỡng cá khỏi các thể loại bệnh. Nước trong hồ nước cách ly nên được pha theo tỉ lệ: 1000 lít nước pha với 5kg muối và 1g tetra, giúp cá Koi được diệt khuẩn và sát trùng. Khi cá khỏe mạnh thì mang thả vào hồ.

 

Đối với cá cũ trong hồ: Nếu hồ cá cũ có mầm mống gây bệnh thì cần phải xử lý trước khi thả cá mới vào. Hạn chế nhất có thể thêm cá mới vào hồ cá cũ nếu hồ cá đã ổn định vì khi cá mới xuất hiện có thể mang theo mầm mống gây bệnh cho hồ cá.

 
  1. Những lưu ý về thức ăn

Cá Koi là loại khá ăn tạp. Khi từ 3 ngày tuổi, chúng có thể ăn lòng đỏ trứng chín, bobo, các loài sinh vật phù du. Đến nửa tháng tuổi, sẽ chuyển sang ăn một số loại động vật tầng đáy như lăng quăng, giun… Giai đoạn này rất quan trọng đến tỉ lệ sống sót, vì vậy cần chú ý gây nuôi cá sinh vật tầng đáy giúp cung cấp đủ thức ăn cho cá. Từ 1 tháng tuổi trở đi cá Koi có chế độ ăn khá giống với cá Koi trưởng thành, chuyển sang ăn động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…

 

Ngoài ra cá Koi còn ăn cám , bã đậu, các thức ăn chế biến sẵn cho cá (như gạo, bột mì, ấu trùng, bột bắp pha thêm các vitamin, bột cá…) Chú ý đến thành phần vitamin C và hàm lượng propolis trong thức ăn để giúp cá tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra để tăng thêm sắc tố, màu sắc nên bổ sung thêm các loại vitamin và spirulina.

 

Cho ăn như thế nào?

Nên cho cá ăn 2 tiếng / lần, buổi sáng từ 6-11h trưa, chiều từ 2h-6h tối, đặc biệt ko được cho ăn vào buổi tối. Lượng thức ăn buổi sáng nên nhiều hơn buổi chiều. Lưu ý cho cá ăn vào lúc trời mát, không cho ăn lúc trời đang oi nóng hay nhiệt độ lên cao. 
 

ho ca koi

  1. Bệnh tật ở cá Koi

Mặc dù cá koi là khá ăn tạp nhưng chúng rất ưa sạch sẽ. Một số bệnh thường gặp như: bị loét toàn thân, rụng vảy, đốm trắng, lở môi, thối vây, rận cá,... 

Cá Koi bị bệnh đa phần bởi vì chất lượng nước trong hồ không đảm bảo, các hệ thống lọc không đạt chuẩn, hồ không được vệ sinh định kỳ… Ngoài ra còn liên quan đến các yếu tố như cách chọn giống, quy trình cách ly cá mới mua, nguồn thức ăn hay các yếu tố như trời mưa hay trời quá oi nóng. Trong trường hợp cá bị bệnh, cần phải quan sát kỹ lưỡng, nhận diện bệnh và chọn thuốc. Đồng thời để tránh lây nhiễm có thể vớt cá Koi ra hồ riêng để theo dõi.

  1. Chăm sóc cá Koi vào mùa mưa và mùa hè.

Đối với hồ cá Koi được nuôi ngoài trời, yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nước cũng như là sức khỏe của cá Koi.

Khi trời mưa lớn kéo dài 

  • Ngừng cho cá ăn để giúp cá giảm stress và tiêu hóa tốt hơn.

  • Kiểm tra độ pH: Cứ 2 giờ kiểm tra 1 lần để có thể nhanh chóng phát hiện và kịp thời điều chỉnh. Có thể dùng Canxi Cacbonat để điều chỉnh pH ngày trong trời mưa.

  • Thay nước, kiểm tra hệ thống lọc, chống tràn hồ. Nếu gặp trục trặc nước có thể tràn hồ hoặc cá nhảy lên bờ, rất nguy hiểm cho cá.

  • Lọc liên tục và sục thêm khí oxy vào hồ cá Koi giúp tăng nồng độ oxy trong nước, giảm độc tố và giúp cá hô hấp tốt.

  • Bổ sung thêm men vi sinh có lợi để phân giải tốt hơn các chất hữu cơ, chất độc và loại bỏ vi khuẩn có hại trong cơn mưa.

  • Thêm muối: Muối giúp cá giảm stress, giúp hồ cá khử trùng vi khuẩn, kí sinh trùng. 

    ho ca koi

Vào mùa hè, những ngày có nhiệt độ cao, oi nóng.

  • Cho cá ăn thức ăn giàu protein và có liều lượng, ít nhất 3 lần/ này. Mỗi lần ăn không cho quá nhiều thức ăn, thức ăn thừa sẽ khiến hồ bị ô nhiễm.

  • Chú ý quan sát cá thường xuyên vì mùa hè sẽ làm tăng các mầm mống gây bệnh. Nếu có biểu hiện lạ như tróc vẩy, cọ xát, run rẩy thì nên đặc biệt chú ý.

  • Tăng oxy cho cá. Mùa hè khiến oxy trong nước lẫn lượng nước giảm đáng kể, nếu bạn thấy cá ngoi lên gần với mặt nước, đớp khí trên mặt nước thì đó là biểu hiện của cá đang thiếu oxy. Cần phải cung cấp thêm oxy và thêm lượng nước. Trong đó , nước được thêm cân phải bổ sung clo trước khi cho vào hồ.

 

Để nuôi và chăm sóc cá Koi phát triển khỏe mạnh và đẹp thì người chơi cần phải chú ý, tìm hiểu rất nhiều kỹ thuật. Vì vậy, đến với công ty cây xanh Hata bạn sẽ được tư vấn kỹ lượng, được cung cấp đơn vị thi công chuyên nghiệp, chọn những giống đảm bảo chất lượng và nguồn gốc uy tín.


Sản phẩm Bán chạy