Cây lưỡi hổ thủy sinh - cách chăm sóc, phòng bệnh và nhân giống cực dễ

Ngày nay, cây thủy sinh để bàn đang được ưa chuộng rất nhiều và đặc biệt cây lưỡi hổ thủy sinh là một trong những lựa chọn hàng đầu. Làm sao để chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh phát triển một cách khỏe mạnh? Hãy cùng công ty cây xanh Hata tìm hiểu nhé.

  1. Lợi ích của trồng cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ thủy sinh là cây gì? Lưỡi hổ thủy sinh là loại cây được trồng bằng nước dinh dưỡng chứ không phải được trồng bằng đất như các loại cây thông thường. Tất nhiên, bạn có thể trồng cây lưỡi hổ bằng đất.

 

Cây lưỡi hổ thủy sinh có lợi thế rằng rất dễ trồng và chăm sóc. Đối với cả những người bận rộn không có thời gian hay những người không có quá nhiều kỹ năng chăm sóc cây cảnh vẫn có thể trồng cây phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ thủy sinh ngoài tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian sống, chúng còn rất sạch sẽ khi trồng tại bàn làm việc. Bạn cũng có thể tiết kiệm cũng như thỏa sức sáng tạo với cốc, chai hay lọ đã qua sử dụng để tạo nên những chậu cây lưỡi hổ thủy sinh mang đậm phong cách cá nhân rồi.
 

cay-luoi-ho-thuy-sinh

 

Xem thêm: Những tác dụng bất ngờ của cây lưỡi hổ

  1. Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

  • Nước: Là loại cây thủy sinh vì vậy nước là yếu tố quan trọng nhất khi trồng cây. Nước cho cây lưỡi hổ thủy sinh tốt nhất là nên trong khoảng từ 13 độ C cho đến không quá 45 độ C. Bạn nên thay nước trung bình 1 lần/tuần hay ít nhất là 2 tuần/ 1 lần và khi nước bắt đầu vẩn đục, xuất hiện tảo, rêu thì cần phải thay ngay lập tức. Nếu thay nước cho cây bằng nước máy thì nên để nước bên ngoài ít nhất 1 ngày để nước bay hết lượng clo gây hại cho cây. Khuyến khích nên dùng nước lọc hoặc nước đóng chai để thay nước cho cây. Khi thay nước, không được để nước nước vượt quá ½ độ dài của rễ, nếu nước quá nhiều sẽ khiến cây ngập úng.

  • Ánh sáng: Cây lưỡi hổ là loại cây ưa bóng râm, vì thế bạn có thể đặt cây tại những vị trí thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, cũng nên cho cây hấp thụ ánh sáng khoảng 2 lần/tuần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Và ngược lại, nếu đặt cây tại nơi nắng gắt sẽ khiến cây khô héo, vàng và cháy là. Để cây quang hợp tốt hơn, giúp lá cây xanh tươi hơn thì bạn nên thường xuyên lau sạch lá cây để quá trình quang hợp của cây tốt hơn.

  • Nhiệt độ và độ ẩm: là loại cây ưa ẩm và bóng râm nên cây lưỡi hổ thủy sinh rất phù hợp với môi trường điều hòa công sở. Nhiệt độ lý tưởng nhất để cây phát triển khỏe mạnh, không sâu bọ và phát huy tối đa công dụng của nó thì khoảng từ 18 - 28 độ C.

  • Dinh dưỡng cho cây: Cũng như phân bón cho cây, cây lưỡi hổ thủy sinh sẽ phát triển tốt hơn, mọc nhánh nhiều và xanh tươi hơn nếu được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ. Mỗi lần thay nước cho cây bạn có thể nhỏ thêm vài giọt dung dịch dinh dưỡng thủy canh hoặc mỗi tháng, bón cho cây cho cây 1-2 viên B1.

    cay-luoi-ho-thuy-sinh
     

  1. Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Bạn có thể nhân giống cây lưỡi hổ bằng nhiều cách khác nhau như tách bụi hay giâm cành. Thời điểm để tiến hành giâm cành tốt nhất là vào mùa xuân hay cuối mùa hè. Lựa chọn những lá vừa phải, khỏe mạnh, màu sắc tốt, không sâu bệnh. Sau đó tiến hành cắt ngang gốc, sau đó cắt nhánh vừa cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm. Đợi chúng héo và tự liền sẹo. Chôn Khoảng ½ khúc lá vào hỗn hợp cát và than bùn và tưới đẫm nước. Khoảng 1- 2 tuần là cây con sẽ bắt đầu mọc lên.

  1. Những bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ bị thối rễ, úng lá, đốm lá

Nguyên nhân: chủ yếu là do ta đổ nước quá nhiều cho cây, hơn ½ chiều dài của rễ khiến cho phần của cây tiếp xúc với mặt nước sẽ bị úng, thối. Nếu tình trạng này kéo dài, mầm bệnh sẽ lây lan khiến cây bị chết. 

Cách khắc phục:

  • Loại bỏ ngày phần úng, thối rữa của cây. 

  • Thay nước cho cây và chú ý đến lượng nước không quá ½ phần rễ cây

  • Để cây khỏe mạnh hơn, bổ sung thêm dung dưỡng thủy sinh cho cây.

 

Cây lưỡi hổ thủy sinh bị côn trùng tấn công

Nguyên nhân: Rệp sáp trắng và nhện đỏ là 2 loại côn trùng thường xuyên tấn công cây lưỡi hổ thủy sinh nhất. Mùa chúng tấn công và phát triển mạnh nhất là vào mùa giao thoa của 2 màu mưa và khô. Chúng hút nhựa cây làm cây suy yếu và chết dần. 

Cách khắc phục: Pha loãng nước với xà phòng, rượu, nước rửa chén rồi tưới lên cây, sau đó lau sạch. Trong 1 tuần, thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp cây hồi phục rõ rệt.
 

cay-luoi-ho-thuy-sinh

 

Cây lưỡi hổ thủy sinh lá khô từng mảng, từng mảng nâu nằm rải rác: vì cây bị đặt ở vị trí có quá nhiều ánh nắng mặt trời. Như đã nói ở trên, cây lưỡi hổ là loại cây ưa bóng râm và ưa ẩm. Vì vậy khi đặt cây ở vị trí có nhiều ánh nắng sẽ khiến cây bị khô héo, lá có nhiều mảng khô, nếu kéo dài sẽ khiến cây chết. Để khắc phục, bạn nên di chuyển ngay cây đến nơi thoáng mắt, không có quá nhiều ánh sáng. Ngoài ra, khi cây lưỡi hổ thủy sinh bị thiếu ánh sáng, cây có biểu hiện tình trạng bạc lá hay khi thấy bộ lá quá mềm thì nên cân nhắc rằng lượng phân tưới cho cây có bị quá nhiều hay không.


Trên đây là một số thông tin cần lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ thủy sinh. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc cây thủy sinh của mình. Và nếu bạn chưa có và đang muốn sở hữu một cây xanh. Hãy đến với công ty cây xanh Hata chúng tôi, nơi cung cấp cây xanh, cây công trình, dịch vụ thi công cảnh quan để được tư vấn và hướng dẫn tận tình.

Sản phẩm Bán chạy