Cây Ngũ gia bì là loại cây được khá nhiều người trồng làm cây cảnh. Cây còn có nhiều tên gọi khác như cây ngũ gia bì chân chim, cây đáng, cây lằng, cây lá chân chim. Bên cạnh tác dụng trồng làm cảnh, cây trồng phong thủy, cây còn có tác dụng chữa bệnh rất đáng kinh ngạc. Hãy cùng công ty cây xanh Hata tìm hiểu tác dụng cây Ngũ gia bì nhé.
Cây ngũ gia bì thường được biết đến như một loại xạ hương, có mùi gần giống như cây bạc hà. Loài này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, vùng khí hậu nóng ẩm, vì vậy bạn có thể trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì trong chậu tại nhà.
Cây ngũ gia bì là cây thân gỗ, có kích thước nhỏ đến trung bình, tùy vào vị trí trồng và cách chăm sóc mà cây có thể cao từ 30cm - 2m. Lá ngũ gia bì dạng lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 6 - 8 lá chét.
Hoa cây ngũ gia bì kết thành từng chùm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, hoa nhỏ, màu trắng, nở từ mùa thu đến đầu đông, sau đó kết quả. Quả mọng, hình cầu, bên trong có từ 6 - 8 hạt.
Một số loại ngũ gia bì:
Ngũ gia bì gai là giống cây đã mô tả ở trên phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai. Cây này được sử dụng làm thuốc thông thường.
Ngũ gia bì cẩm thạch cũng là giống cây thuộc họ nhà ngũ bì, phần lá có màu sắc lạ, hay được ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.
Ngũ gia bì hương hay tên khác là tế trụ gia bì: Đây là loại thực vật mọc bụi, có chiều cao có thể lên tới vài mét. Loại cây này đã được xếp vào danh sách những loại dược liệu quý cần được bảo tồn.
Cây ngũ bì có tác dụng đuổi muỗi: Công dụng gia xua đuổi muỗi của cây đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu, nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường hay trồng ngũ gia bì trong nhà hay vườn của mình để vừa làm cảnh, vừa trừ muỗi hiệu quả.
Làm sạch không khí: Theo nhiều nghiên cứu thì cây ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Việc trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào sẽ nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt trong không khí.
Giúp giảm mệt mỏi: Có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với tình trạng thiếu oxy, môi trường nhiệt độ cao. Bởi nó giúp điều tiết nội tiết rối loạn, điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
Tác dụng an thần: Thuốc có tác dụng an thần rõ, do điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh.
Tác dụng lên hệ miễn dịch: Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội mô, tăng nhanh sự hình thành kháng thể chống lại vi sinh vật. Thuốc còn có tác dụng kháng lại virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch. Ngoài ra, có tác dụng kháng viêm, cả đối với cả viêm cấp và mạn tính.
Chữa đau nhức xương khớp: Theo y học cổ truyền thì vị thuốc này có vị đắng, cay, tính ôn, quy vào 3 kinh can, phế, thận. Tác dụng khu phong, lợi thấp, mạnh gân xương, thư cân, hoạt lạc. Từ đó được sử dụng để mạnh gân cốt, chữa bệnh lý về xương khớp, lưng đau mỏi gối.Vị thuốc ngũ gia bì còn có tác dụng làm mềm cơ giúp cơ thư giãn, từ đó hạn chế đau nhức cơ xương khớp.
Xem thêm: Cây ngũ gia bì hợp với tuổi gì mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy của cây
Chữa đau khắp mình mẩy, đau lưng, đau xương: Ngũ gia bì thái nhỏ, sao vàng 100g ngâm trong 1 lít rượu trắng 30º, để khoảng 10–15 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Mỗi ngày uống khoảng 30ml rượu ngâm vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa bạch đới, kinh nguyệt khó: Rễ ngũ gia bì 9g, hồng ngưu tất 6g. Sắc lấy nước uống.
Chữa tay chân run rẩy không cầm nắm được, miệng lập cập: Ngũ gia bì 30g, ngưu tất, thạch hộc mỗi vị 24g, nhục quế (bỏ vỏ ngoài) 6g, gừng khô 3g. Sắc lấy nước uống.
Trị huyết áp thấp: Ngũ gia bì tán bột. Đem làm thành viên, mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 3 lần.
Trị yếu sinh lý ở nam giới: Cam thảo 10g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 12g, thục địa 12g, phá cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, phòng sâm 16g, hạt sen 12g, nhục thung dung 10g, tần giao 10g, thỏ ty tử 16g. Đem sắc với 1.8l nước, còn lại khoảng 400ml. Bỏ bã và chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.