Trong chăm sóc cây xanh, bệnh cháy đầu lá là một trong những khá phổ biến xảy ra ở cây trồng và có khá nhiều nguyên nhân để dẫn đến bệnh này. Nếu cây xanh của bạn có dấu hiệu là cây cháy đầu lá thì hãy cùng công ty cây xanh Hata tìm hiểu những nguyên nhân và cách chữa trị loại bệnh phổ biến này nhé.
Cháy đầu lá là một bệnh lý khá phổ biến ở cây trồng. Dấu hiệu để nhận biết cũng khá dễ dàng. Khi cây bị bệnh, ở phần đầu lá bị cháy bắt nguồn từ phần chóp màu nâu chuyển sang rắn màu đen và lan dần vào trong. Phần cháy có lan đến phân nửa chiếc lá. Bệnh cháy đầu lá không chỉ làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, khiến cây yếu dần, mất sức sống và chết. Thậm chí chúng còn lây lan rất nhanh giữa các cây với nhau, nếu bạn có một vườn cây hãy cẩn thận với căn bệnh này bởi vì chúng có thể khiến cả vườn cây của bạn đi toi đó.
Thời tiết quá lạnh vào mùa đông hay mùa hè hạn hán nắng gắt khiến cây trồng trong thời tiết này bị ảnh hưởng đến lá, rễ khiến lá bị cháy và khô héo, lâu dần sẽ bị chết. Để khắc phục và giúp cây hồi phục thì cắt hết phần lá bị cháy, duy trì độ ẩm đều đặn để cây hồi sức, và không bón phân vào thời gian này. Đồng thời dùng lưới che phủ để giảm bớt nắng hay di chuyển cây đến bóng râm.
Cây cảnh trồng trong chậu rất dễ thiếu chất dẫn đến cây bị cháy lá. Khi trồng trong chậu, cây chỉ được hút một lượng chất dinh dưỡng có từ một lượng đất hữu hạn. Khi cây hút hết chất dinh dưỡng có trong chậu mà không được bổ sung thêm.
Nếu cây thiếu chất vi lượng, sẽ ảnh hưởng một cách rõ ràng dẫn tới cây bị cháy lá.
Khi thân, cành bị chậm phát triển, sau một thời gian thì ngừng phát triển, điều đó cho thấy cây bị thiếu sắt và thiếu lân.
Khi thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chóp rễ và chồi non.
Chồi, rễ cây sinh trưởng chậm, chóp rễ mà đen rồi chết dần từng cung, chóp lá héo úa. Đó là biểu hiện của Việc thiếu các nguyên tố Mo, Bo, K trong một thời gian dài.
Vì thế bạn cần lưu ý và theo dõi các biểu hiện để có thể bổ sung các khoáng chất vi lượng kịp thời cho cây.
Cái gì nhiều quá cũng không tốt và tưới phân cũng vậy. Ngộ độc phân bón theo cách nói dân gian là bị xót phân hay nói cách khác là ngộ độc chất dinh dưỡng, là việc bón phân quá liều lượng, nồng độ quá cao hoặc các lần bón phân gần nhau khiến cây quá sức chịu đựng.
Khi cây bị ngộ độc sẽ có hiện tượng như bị cháy đầu lá, lá xoăn, khoảng cách giữa các lá quá gần nhau hoạc quá dày, là màu xanh đậm bất thường…
Tại sao lại như vậy? Giống như con người khi ngộ độc sẽ nôn ra thì cây cũng vậy, lúc này cây sẽ thải chất dư qua mép lá và đẩy cá chất dư sang nhiều chỗ khác.
Cách khắc phục và phòng tránh
Lúc này bạn nên ngừng bón phân cho cây, tưới nước để giảm bớt lượng phân trộn đất và để phòng tránh, nên làm theo đúng hướng dẫn sử dụng của phân bón, bón theo đúng liều lượng và chu kì.
Cây úng nước bởi vì bị cung cấp lượng nước quá nhiều so với cần thiết. Hiện tượng này sẽ khiến cây thiếu dưỡng khí, rễ cây thiếu oxy dẫn đến rễ cây bị thối hoặc yếu dần. Rẽ là bộ phận quan trọng nhất của cây, hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây phát triển vì vậy khi dễ bị hỏng sẽ là cho toàn bộ cây bị ảnh hưởng.
Để cứu cây, hãy dừng tưới nước, thay chậu, thay đất để giúp thoát nước.
Các loại nấm, vi khuẩn cũng có thể là tội đồ gây ra hiện tượng cháy lá cho cây cảnh nhà bạn. Sự tấn công của chúng làm cho lá cây dễ bị tổn thương và chuyển màu bất thường.
Mỗi loại cây sẽ thích ứng với một kiểu đất trồng khác nhau. Nếu như nồng độ pH có trong đất không phù hợp với yêu cầu của cây hay là đất quá chua hoặc quá mặn sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây. Điều này làm cho lá cây dễ bị tổn thương và cháy.
Trên đây là những nguyên nhân và cách chữa trị cho cây bị cháy đầu lá, Hata hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một chậu cây thì hãy đến với công ty cây xanh Hata chúng tôi - nơi chuyên cung cấp cây xanh, dịch vụ thiết kế cảnh quan giá rẻ, uy tín, chất lượng để được tư vấn nhé.
HATA LANDSCAPE
Địa chỉ: 22/14 Phan Văn Hớn - P. Tân Thới Nhất - Quận 12. TP.HCM (Tòa nhà Prosper Plaza - Block AS 12)
Hotline: 028.6659.4747
Website: https://hatalandscape.com/
Gmail: hataholdings@gmail.com