Trong dân gian, cây huyết dụ có tác dụng điều trị được rất nhiều chứng bệnh, đặc biệt là tác dụng cầm máu rất tốt. Cây được ứng dụng trong nhiều bài thuốc nam cổ truyền, cách dùng lại khá đơn giản. Sau đây, hãy cùng Hata Landscape tìm hiểu kỹ hơn về vị thuốc và cách trồng loài cây này nhé.
Cây Huyết dụ thuộc họ Huyết dụ (Dracaenaceae), có nhiều tên khác là huyết dụ lá đỏ, thiết thụ, phất dũ…
Cây huyết dụ có đặc điểm là cây bụi, cây cảnh lá, cây thường được trồng ngoài trời. Là cây thân gỗ lâu năm, thân mảnh và có thể cao lên đến 3m, không phân nhánh. Quả hình cầu mọng và có màu đỏ. Lá cây huyết dụ thường mọc thành lùm lùm trên đỉnh, lá có hình mác rộng, đặc biệt có màu xanh hoặc màu đỏ tía, phần đuôi lá bao lấy thân.
Hoa thường mọc nhiều trên đỉnh nách lá, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt đến màu tím, có khi có màu vàng và thường nở hoa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Cây huyết dụ là loại cây tốt cho sức khỏe
Theo thầy thuốc Đông y, cây huyết dụ có vị nhạt, tính mát, thường được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Đặc biệt theo các nghiên cứu, lá cây huyết dụ có chứa nhiều hợp chất như phenol, acid amin, đường, anthocyan, có tác dụng rất tốt bằng việc, cầm máu, tán ứ, chỉ thống…Sau đây là các tác dụng của cây Huyết dụ.
Dùng lá Huyết dụ tươi 20g, lá rau má 20g, cỏ nhọ nồi 12g đem rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi cho thêm ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Uống liên tục từ 2 – 3 ngày, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần sẽ thấy bệnh kiết lỵ ra máu thuyên giảm rõ rệt.
Trong dân gian, khi bị chảy máu cam hoặc xuất hiện máu dưới da, thì thường dùng bài thuốc hái 30g lá huyết dụ, lá trắc bá (sao cho cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g. Cho vào ấm, đun lửa nhỏ, sắc uống đến khi khỏi thì dừng lại.
Dùng lá Huyết dụ tươi 20g, rễ cây Ráng, lá Lấu, lá cây Muỗi, lá Tiết dê mỗi vị 10g đem rửa sạch, giã nát. Sau đó, thêm một ít nước, lọc lấy nước cốt rồi uống. Người bệnh cũng có thể chỉ dùng 40 – 50 lá Huyết dụ tươi để đẩy lùi tình trạng trên.
Sử dụng 40g lá huyết dụ tươi, xích đồng nam, lá sống đời mỗi thứ khoảng 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần sẽ giúp hỗ trợ điều trị trĩ nội, hậu môn lở loét hiệu quả.
Dùng 40 – 50g lá Huyết dụ tươi sắc uống. Hoặc cũng có thể dùng lá, hoa Huyết dụ khô khối lượng bằng một nửa lá tươi. Lá Huyết dụ tươi không nên dùng cho phụ nữ trước khi sinh con, sau khi sinh bị sót nhau thai hoặc sau khi nạo phá thai.
Phụ nữ nếu bị rong kinh lất 20g lá huyết dụ, 8g cỏ gừng, đài tồn tại của quả mướp, rễ cỏ tranh mỗi thứ 10g. Đem rửa sạch, rồi thái nhỏ. Sau đó, cho vào ấm đất với 400ml nước, đun lửa nhỏ sắc còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Dùng lá Huyết dụ tươi 10g với rễ cây Rẻ quạt 8g, lá Thài lài tía 4g và Trắc bách diệp sao đen 4g phơi khô trong bóng râm rồi sắc nước uống thay nước uống hằng ngày. Mỗi ngày chia thành 2 – 3 lần uống.
Dùng lá Huyết dụ tươi 40g, lá thuốc Bỏng 20g, Bạch đồng nữ 20g lấy 3 loại trên sắc nước uống hằng ngày khí hư sẽ giảm bớt nhanh chóng.
Có thể nói lá Huyết dụ là một trong những dược liệu quý được sử dụng nhiều trong điều trị, khám chữa bệnh. Qua bài viết trên, hi vọng mọi người có thể biết được tác dụng của cây Huyết dụ. Tuy nhiên nếu dùng các bài thuốc trên mà bệnh tình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- 101+ mẫu Cây phong thủy được người giàu ưa chuộng, mang lại tài lộc, may mắn.
- Cách trồng cây ngũ gia bì trong nhà tạo phong thủy, tài lộc
Công ty cây xanh Hata chuyên cung cấp các dịch vụ trồng cây xanh, thiết kế cảnh quan và thi công cảnh quan chuyên nghiệp. Là nhà phân phối cây xanh được nhiều người tin tưởng và lựa chọn hàng đầu Việt Nam.