THÔNG TIN SẢN PHẨM
Cây hợp mệnh: Kim, Thổ
Tên thường gọi: lưỡi cọp và vĩ hổ
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata thuộc họ Măng Tây nguồn gốc từ Châu Phi
Chiều cao: 20 - 25cm
Loại chậu: Chậu mủ

Cây Lưỡi Hổ là loại cây có lá màu sắc rực rỡ, lá dạng cứng và mọng nước, mang nhiều ý nghĩa phong thủy và được nhiều người yêu thích. 
Cây có sức sống mạnh mẽ, thể hiện cho sự quyết đoán và ý chí tiên lên trong cuộc sống
Đánh giá:

Đặc điểm: Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn.Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn
Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Công dụng: trang trí phòng khách, nhà ở giúp lọc không khí, dùng để điều trị một số bệnh như hen suyễn, tiêu hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi,..
Ý nghĩa phong thủy: trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống.
Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.
Cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng và đây đều là những gam màu tượng trưng cho mệnh Thổ và mệnh Kim.

Cách chăm sóc:
+ Ánh sáng: Đặt nơi ánh sáng vừa đủ kèm một tí bóng râm thì trên cả tuyệt vời.
+ Nước: Tưới nước vừa đủ, tránh dư nước gây ngập úng rễ. Có thể tưới vừa đủ trên bề mặt đất, nhịp độ tưới thông thường 2-3 tuần/lần
+ Nhiệt độ: Dù chịu nóng giỏi, nhưng cây sẽ sinh trường tốt nhất ở nhiệt độ lí tưởng 15-27 độ C. Cũng cần chú ý nếu cây bị vàng lá (do lạnh) thì chuyển sang khu vực ấm hơn,quá nhiều nước cây sẽ rũ xuống, thiếu nước thì lá nhăn, trông héo úa.
+ Phân bón: có thể sử dụng các loại phân thông thường để bón cho cây lưỡi hổ.
Bệnh thường gặp: Tưới quá nhiều nước hay để ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính của các bênh thường gặp ở cây lưỡi hổ, các loại côn trùng, sâu, nhện sẽ nhân cơ hội này để tấn công cây, hút nhựa làm xuất hiện các đốm trên lá. Có thể rửa sạch bằng cồn, lau sạch các bề mặt lá và tăng độ ẩm xung quanh cây.
  • Lưu ý:
+ Khi tưới chỉ tập trung vào phần đất xung quanh, không tưới thẳng vào lá hoặc toàn thân cây
+ Cây có dấu hiệu bị vàng lá (do lạnh), chuyển cây vào chỗ ấm hơn

Đổi hàng - vận chuyển

Đánh Giá Trung Bình

0/5

5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Sản phẩm liên quan