THÔNG TIN SẢN PHẨM
Cây hợp mệnh: Hỏa, Thổ
Loại chậu: mủ
Kích thước cây:
- Chiều cao: 20- 25 cm
- Chiều rộng: 25- 30 cm

Cây Vạn Lộc là cây cảnh không còn xa lạ trong nhà và trong văn phòng làm việc, hay quán cà phê, để bàn,..... Ngoài ra, đây là loại cây phong thủy giúp thu hút tài lộc và nhiều sự may mắn đến cho gia chủ.
Đánh giá:
THÔNG TIN CÂY:
- Tên thường gọi: Cây Vạn lộc, cây Thiên phú
- Tên khoa học: Aglaonema Rotundum Pink
- Bộ (Odor): Alismatales
- Họ: Araceae (họ Ráy)
- Chi (Genus): Aglaonema
- Loài (species): A. rotundum
- Nguồn gốc xuất xứ: Từ Thái Lan, Inonesia
 

Đặc điểm của cây Vạn Lộc:

Là cây dạng thân thảo mọc theo bụi, không phân cành và nhánh. Vạn Lộc có 2 loại là Vạn Lộc lá xanh và Vạn Lộc lá đỏ. Lá cây dày và bề mặt bóng bẩy có hình dạng trứng rộng, đỉnh lá nhọn, mép lá suông lượn sóng, lá cây mọc đan xen, xếp thành từng tầng tròn quanh thân cây giúp mang lại cảm giác cân đối thu hút người nhìn. Điểm nhấn đặc biệt là lá có màu đỏ viền xanh, và những đốm hồng xan kẽ xanh trên lá tạo sự độc đáo, mới mẻ.

Ý nghĩa phong thủy của Cây Vạn Lộc:

Trong vạn lộc thì từ vạn có nghĩa là "nhiều", chỉ một số lượng rất lớn, từ lộc có nghĩa là "phúc lộc, tiền bạc và sự may mắn". Kết hợp 2 từ này lại, ta có thể hiểu vạn lộc có ý nghĩa rằng sự may mắn, phúc lộc sẽ đến không bao giờ hết, đặc biệt là khi cây ra hoa. Đây là một điềm lành báo hiệu tài lộc nảy nở trong gia đình.

Cây Vạn lộc đỏ rất hợp với mệnh hỏa, bởi màu sắc của loài cây này giống như màu lửa. Trồng cây vạn lộc đỏ trong nhà giúp gia chủ mang mệnh hỏa gặp nhiều tài lộc, may mắn. Ngoài ra, người mệnh Thổ cũng rất thích hợp khi trồng cây Vạn Lộc đỏ, bởi vì tính cách bền bỉ và vững chãi mà người mệnh thổ cho thể đón nhiều may mắn, tài lộc vào nhà,
tuy nhiên chính vì sự bền bỉ và hơi trầm lặng nên mệnh thổ ít dám lao vào những cơ hội và thử thách bản thân để gặt được thành công lớn, do vậy cần một chút sắc đỏ của Vạn Lộc sẽ giúp người mệnh thổ gặt hái thành công nắm bắt cơ hội.
 


Công dụng của Vạn Lộc:
Cây thường được trồng để trang trí ở phòng khách, nhà hàng, khách sạn, nơi làm việc hay phòng ăn để vừa có ý nghĩa phong thủy vừa gia tăng thẩm mỹ cho không gian. Về mặt sinh học, Vạn Lộc có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi, thanh lọc không khí giúp mang lại không gian sống và làm việc sạch sẽ, trong lành. 

Cách chăm sóc cây Vạn Lộc
Thuộc dòng cây họ ráy nên cây rất dễ sống, có khả năng tích nước ở thân và lá nên không phải chăm sóc nhiều.

- Ánh sáng: Thuộc loại cây cảnh văn phòng, ưa điều kiện mát và có thể sống chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang. Tuy nhiên thì cây vẫn thích ánh sáng nhẹ buổi sáng sớm và chiều muộn. Nên có điều kiện ta để cây cạnh cửa sổ, hoặc nơi có ánh sáng hắt vào. Khi đủ ánh sáng thì màu sắc của cây sẽ đẹp. Nếu thiếu sáng cây có hiện tượng màu hơi nhạt đi. Tránh để cây dưới nắng gắt mùa hè từ 11h – 14h và cạnh cửa kính để cây không bị cháy lá.

- Đất: Cây Vạn Lộc có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên loại đất phù hợp để cây sống tốt trong văn phòng là nhiều mùn và thoáng. Giúp đất không bí khi bị tưới nhiều lần và dù lần tưới ít nhưng vẫn đủ giữ ẩm cho cây.
Nếu bạn tự trộn đất trồng, có thể dùng giá thể có chứa mùn, trấu hun hoai mục, đá perlife, rêu khô…Giá thể thoáng có nhiều chất dinh dưỡng, giữ ẩm tốt nhưng không đọng nước là được.

- Nước: Nước là yếu tố chủ yếu đối với người chăm sóc cây Vạn Lộc. Bạn chú ý không tưới lên lá và không để đất ẩm lâu ngày. Tùy và điều kiện môi trường thường ta tưới nước 1 – 2 lần/ tuần.
Khi thấy đất khô ta mới lên tưới tiếp, nếu chậu cây của bạn có đĩa lót thì duy trì đĩa có 1 chút nước là được, không cần tưới lên bề mặt cây. Nếu đất ẩm lâu ngày, nước đọng trên lá có thể dẫn đến tình trạng thối lá và thân. Tốt nhất khi tưới ta mang cây ra chỗ thoáng để cây nhanh được khô bề mặt lá và đất là tốt nhất.

- Nơi đặt cây: Cây nên đặt ở nơi mát thoáng gió, tránh để cây ở nơi tối, hầm và nắng mùa hè chiếu trực tiếp dễ kiến làm cây cháy lá. Để ở văn phòng thì nên để nơi có ánh sáng điện, tránh để đằng sau màn hình máy tính, chỗ phả nóng điều hòa, bên cạnh cửa sổ kính có nắng buổi trưa chiếu.

- Nhân giống: Cây có thể nhân giống bằng cách tách bụi, trồng bằng hạt, giâm cành. Phương phát phổ biến nhất là giâm cành hoặc gieo bằng hạt.

- Trị sâu bệnh: Cây rất ít sâu bệnh thường bị gặp 2 bệnh chính là rệp sáp, phấn trắng và thối lá. Đối với bệnh rệp sáp, phấn trắng ta chỉ cần lấy giấy hoặc khăn loại bỏ rệp đi là được. Còn bệnh thối lá và thân, ta chỉ cần cắt phần lá bị thối và để vết thương khô tránh hạn chế nước.


 

 

Tags:
Đổi hàng - vận chuyển

Đánh Giá Trung Bình

0/5

5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Sản phẩm liên quan